ClockThứ Năm, 26/05/2022 10:15

Tìm đồng đội bằng tấm lòng và trách nhiệm

TTH - “Hành trình tìm các liệt sĩ trong mùa khô vừa qua có thể nói là vô cùng gian nan, vất vả. Có những nguồn tin chúng tôi phải đi bộ, phải trèo đèo, lội suối hơn 1 ngày đường mới vào tới nơi". Đại úy Bùi Khắc Trường, nhân viên Đội quy tập mộ liệt sĩ 192 - Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ.

30 hài cốt liệt sĩ được cất bốc trong mùa khô 2019-2020Truy điệu và an táng 15 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh tại Lào

Tôi có mặt lại tỉnh Xalavan – Lào vào những ngày tháng 5, khi được cùng Đoàn công tác đặc biệt của tỉnh Thừa Thiên Huế đón hài cốt liệt sĩ và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào về nước.

Dãy nhà cấp 4 ở khuôn viên của Bộ CHQS tỉnh Salavan - Lào là nơi ngủ nghỉ, sinh hoạt của 35 cán bộ, nhân viên Đội 192 – Bộ CHQS tỉnh. Tại đây, một căn phòng khang trang được dành riêng để hương khói cho các liệt sĩ đã được Đội 192 tìm kiếm và quy tập trên đất bạn Lào.

Dáng người mảnh khảnh, nước da sạm đen vì thời tiết khắc nghiệt trên đất bạn, Thượng tá Nguyễn Tiến Chương, Đội trưởng Đội quy tập mộ liệt sĩ 192- người đã có nhiều năm gắn bó với công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Lào tâm sự: Công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Lào những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, vất vả bởi những vị trí thuận lợi thì cơ bản chúng tôi đã tìm hết, khó khăn nhất hiện nay là thông tin về mộ chí rất khan hiếm. Những nguồn tin được cung cấp thì nằm ở những vùng đồi núi xa xôi, hẻo lánh, không có người qua lại, xe cộ không vào được nên phải cơ động bằng đường bộ, vô cùng vất vả.

Hơn 800 bản làng của 2 tỉnh Salavan và tỉnh Sê Kông là những địa bàn mà Đội 192 tiến hành tìm kiếm trong suốt 30 năm qua. Những tên đất, tên làng, những ngọn núi, con sông ở các huyện Tà Ổi, Xù Muồi, Va Phi, Tùm Lan, Lào Ngam, Không Xê Đôn.. của tỉnh Salavan và các huyện Ka Lừm, Lã Mam, Thà Tèng của tỉnh Sê Kông... đã trở nên quen thuộc với các anh trong hành trình tìm đồng đội.

Có gần 1.000 liệt sĩ đã được Đội 192 cất bốc, quy tập và hồi hương về với Tổ quốc. Với nhiệm vụ thiêng liêng cao cả, những người lính của Đội 192 qua bao thế hệ chưa bao giờ nhụt chí, chưa bao giờ lùi bước trước bất cứ một khó khăn nào. Những cơn sốt rét kinh người ngay giữa chốn rừng thiêng nước độc, nhưng bước chân của những người lính Cụ Hồ chưa bao giờ ngơi nghỉ.

Tham gia thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm mộ liệt sĩ ở Lào 2 mùa khô, Đại úy Bùi Khắc Trường – Nhân viên quy tập Đội 192 cũng đã thấm được sự gian nan vất vả trong hành trình tìm đồng đội. Là người được giao nhiệm vụ cùng một số anh em tìm kiếm trên hướng của 2 huyện Tà Ổi và Sù Muồi của tỉnh Salavan, đây có thể nói là địa điểm xa xôi, phong tục tập quán của bà con dân bản rất phức tạp, an ninh cũng không ổn định nên việc tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn.

Anh Trường tâm sự: Có một kỷ niệm mà có lẽ tôi không bao giờ quên trong hành trình tìm kiếm. Đó là tại bản Ka Vả thuộc huyện Sù Muồi, đây là một vị trí nằm rất sâu trong rừng núi, xe không vào được, anh em chúng tôi phải đi bộ từ 6h sáng đến 18h chiều mới tới nơi. Quân trang, thực phẩm, dụng cụ hậu cần... mỗi người vác trên vai gần cả 25kg, khi vào đó thì chúng tôi ở trong 6 ngày 5 đêm. Vất vả là vậy, nhưng khi tìm thấy được 3 liệt sĩ thì anh em chúng tôi quên đi tất cả nỗi mệt nhọc.

Chiến tranh đã lùi xa hơn gần 50 năm, điều này đồng nghĩa với việc công tác quy tập mộ liệt sĩ đã khó càng khó hơn bởi thông tin về địa điểm, địa hình ngày càng thay đổi, những đồng đội người còn, người mất. Những nhân chứng cũng đã già yếu và không còn nhớ chính xác nơi chôn cất liệt sĩ. Tuy nhiên, với tấm lòng, trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân và sự tri ân đối với  những đồng đội đã hy sinh, các cán bộ, chiến sĩ Đội 192 không quản ngại gian nan, vất vả, thậm chí nguy hiểm tính mạng để hoàn thành việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, làm sao đưa các anh trở về với quê hương, với Tổ quốc thân yêu.

Quang Đạo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Hội đàm phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024 - 2025 tại Lào

Ngày 24/10, tại tỉnh Salavan (Lào), đoàn Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thừa Thiên Huế do Đại tá Lê Huy Nghĩa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dẫn đầu tiến hành Hội đàm với Ban Công tác đặc biệt tỉnh Salavan về việc phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) mùa khô 2024 - 2025. Thiếu tướng Phu Văn Phim Ma Chăn, Chỉ huy trưởng Chính trị, Trưởng Ban Công tác đặc biệt tỉnh Salavan tiếp và làm việc cùng đoàn.

Hội đàm phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024 - 2025 tại Lào
Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

Kiệu Hương Chữ (TX. Hương Trà) từ lâu nổi tiếng là giống kiệu củ nhỏ, giòn, cay, thơm nồng nhưng không hăng rất đặc trưng mà các vùng khác không có được. Dẫu vậy, với nhiều yếu tố, giống kiệu quý đang gần như biến mất trên vùng đất này.

Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu
Return to top