ClockThứ Ba, 12/12/2023 16:55

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 12/12, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 -13/12/2023 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân.
 Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính ra Sân bay quốc tế Nội Bài đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc.

Cùng đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu Trung Quốc tại sân bay có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội.

Đại diện các tầng lớp nhân dân Việt Nam và người Trung Quốc tại Việt Nam; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Phu nhân và Đoàn đại biểu Trung Quốc.

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ ba của đồng chí Tập Cận Bình đến Việt Nam trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và là lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thực hiện riêng chuyến thăm đến một nước từ sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra một năm sau chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc.

Chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai Đảng, hai nước; khẳng định sự coi trọng, ưu tiên hàng đầu của cả hai nước đối với việc củng cố quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển vững chắc, ổn định, bền vững, vì lợi ích của cả hai nước.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hiểu biết và tin cậy chính trị giữa hai bên được nâng cao, góp phần củng cố quan hệ chính trị giữa hai Đảng, hai nước; các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp được tổ chức thường xuyên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN 

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục xu hướng mở rộng tích cực. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 và lớn nhất trong khu vực ASEAN của Trung Quốc, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 175 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ 6 trong số 144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với vốn lũy kế đạt 26 tỷ USD. Bên cạnh đó, các lĩnh vực hợp tác khác như: quốc phòng, an ninh, hạ tầng, giao thông, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, đào tạo, thể thao, khoa học, công nghệ... cũng được tăng cường.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với các đồng chí Lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Hai bên sẽ điểm lại những kết quả hợp tác đạt được trong thời gian qua. Trên cơ sở lợi thế, tiềm năng, nhu cầu và nền tảng quan hệ song phương hiện có, hai bên sẽ đề ra những phương hướng, nhiệm vụ nhằm củng cố và phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

 

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

TIN MỚI

Return to top