ClockThứ Sáu, 18/10/2024 08:40

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.
 Ông Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao chia sẻ tại buổi họp báo.

Tại buổi họp báo định kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ chiều 17/10, ông Trần Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành có trách nhiệm chủ trì, phối hợp bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Riêng Bộ Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì 5 nhiệm vụ, trong đó có 1 nhiệm vụ ở nhóm Đề án đột phá thực hiện Chiến lược và 4 nhiệm vụ thuộc nhóm các Đề án, nhiệm vụ triển khai Chiến lược.

Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và sẽ triển khai 5 giải pháp.

Thứ nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai Chiến lược nhằm thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai hiệu quả Chiến lược; đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg để bảo đảm triển khai đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

"Trong kế hoạch này sẽ phân công cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì hay phối hợp triển khai từng nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ theo dõi, đôn đốc, bảo đảm việc triển khai chiến lược toàn diện, hiệu quả", ông Trần Anh Tú cho biết

Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp các Bộ, ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, doanh nghiệp để tháo gỡ các khó khăn, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Thứ hai, "sản phẩm vi mạch điện tử" được xác định là sản phẩm quốc gia theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030 (Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 1/2/2021); Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030.

Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ ưu tiên, tập trung triển khai Chương trình sản phẩm quốc gia, trong đó có sản phẩm vi mạch bán dẫn.

Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường tìm kiếm, tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển liên quan đến lĩnh vực vi mạch thông qua các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước (KC01, KC4.0...), thông qua Quỹ NAFOSTED...

Thứ ba, từ năm 2010, vi mạch bán dẫn đã thuộc Danh mục công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển (theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010) và tiếp tục có mặt trong các Quyết định thay thế quyết định này cho đến nay (hiện nay là Quyết định số 38/2020/QĐ- TTg ngày 30/12/2020). Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục xét các đề nghị hưởng ưu đãi theo quy định của hoạt động công nghệ cao hiện hành, đặc biệt là đối với vi mạch bán dẫn.

Thứ tư, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn. Đặc biệt, thông qua mạng lưới các văn phòng đại diện khoa học, công nghệ ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, sẽ thúc đẩy hỗ trợ tìm kiếm đối tác, công nghệ để kết nối, chuyển giao công nghệ.

Thứ năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực bán dẫn để tăng cường kết nối, thu hút các nhà khoa học, các diễn giả trong và ngoài nước tham gia chia sẻ, nghiên cứu chung và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Thông tin doanh nghiệp:
Vận Chuyển Xuyên Biên Giới: Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết

Vận chuyển xuyên biên giới đã trở thành yếu tố quan trọng giúp kết nối thị trường quốc tế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Việc xây dựng chiến lược vận chuyển phù hợp giúp tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế số hiện đại. Trong bài viết này, hãy cùng EFEX tìm hiểu fulfillment là gì và làm sao để tận dụng tối đa dịch vụ này trong quá trình vận chuyển xuyên biên giới.

Vận Chuyển Xuyên Biên Giới Giải Pháp Kết Nối Kinh Tế Toàn Cầu Và Những Thách Thức Cần Giải Quyết
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top