ClockThứ Tư, 29/06/2022 15:19

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc

TTH.VN - Sáng 29/6, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến đến 52 điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước.

Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộcDàn dựng vở tuồng “Hồn thiêng sông núi” dự thi Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốcĐổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu sốĐổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thường xuyên, khéo léo

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Dự và chủ trì hội nghị có UVTW Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hồ Xuân Trăng chủ trì hội nghị.

Hiện nay, cả nước có 3.434 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thuộc 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có 1.673 xã thuộc khu vực 1; 210 xã thuộc khu vực 2; 1.551 xã thuộc khu vực 3. Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, các địa phương đã chủ động tích hợp lồng ghép vào các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, trong 52 nhiệm vụ được giao, 6 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Dân tộc hoàn thành 17 nhiệm vụ, 35 nhiệm vụ còn lại đang được khẩn trương triển khai thực hiện.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, Ủy ban Dân tộc đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời đưa ra một số giải pháp thực hiện cụ thể nhằm triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc trong 6 tháng cuối năm 2022.

Trước đó, tại hội nghị, các đại biểu đã được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác dân tộc theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Phú Lộc: Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Chiều 1/4, Huyện ủy Phú Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 16, khóa XV (mở rộng), nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết 05 của Huyện ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phú Lộc Tập trung nguồn lực giảm nghèo và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top