ClockChủ Nhật, 22/03/2020 14:54

Từ chối du khách nước ngoài, khó hay dễ?

TTH - Một khách du lịch nước ngoài tới Ninh Bình đã phát khóc khi đến 6 khách sạn đều bị từ chối lưu trú vì sợ lây nhiễm COVID-19. Thông tin này vừa đăng trên Báo Thanh Niên ngày 15/3. Tại Phong Nha (Quảng Bình), các nhà nghỉ không dám đón khách nước ngoài, không chỉ vì e ngại COVID -19 mà còn vì sợ người dân địa phương phản đối. Đã có cơ sở du lịch ở đây vì không thể nhìn cảnh khách đi bơ vơ ngoài đường với cái bụng đói do hàng quán không chịu bán, đã đưa khách về phục vụ chu đáo, và đã bị người dân phản ứng dữ dội.

Thay đổi tạm thời một số quy định xuất nhập cảnh với người nước ngoài

“Tôi không biết những du khách này khi về nước họ sẽ nghĩ như thế nào về những thứ họ vừa trải qua ở Việt Nam?”. Giám đốc một công ty du lịch ở Phong Nha đã thốt lên một cách đầy xót xa, khi kể lại câu chuyện trên đây.

Có hơn 50.000 du khách quốc tế vẫn đang ở tại Việt Nam, phần lớn là khách châu Âu. Họ đến đây trước khi chính phủ Việt Nam áp dụng biện pháp phòng chống dịch: tạm dừng nhập cảnh với người đến từ 27 quốc gia châu Âu (từ ngày 14/3). Tình trạng du khách nước ngoài bơ vơ không chỉ ở Ninh Bình hay Quảng Bình, mà vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi khác.

Dù rằng đợt dịch mới bùng phát mạnh từ đầu tháng 3 này có nhiều ca dương tính với SARS CoV-2 là du khách đến từ châu Âu, nhưng không phải người châu Âu nào cũng mang mầm bệnh đến Việt Nam. Điều quan trọng là, du khách quốc tế đến đây từ lời mời của chúng ta. Họ đã mang tiền bạc, mang việc làm, mang cả cơ hội phát triển... đến cho chúng ta. Khi chưa có dịch bệnh, chúng ta chào đón du khách nước ngoài đầy hồ hởi, phục vụ rất chu đáo, khiến cho rất nhiều du khách phải thốt lên rằng: người Việt thật thân thiện và tốt bụng!

Tất nhiên, rồi thì các vị khách cũng sẽ về tới nhà mình, rồi thì dịch bệnh cũng sẽ qua, lúc đó, du khách sẽ nhìn về Việt Nam bằng con mắt thế nào? Họ có quay trở lại với xứ sở này nữa không? Và chúng ta, sau cơn hoảng loạn vì con virus, sẽ nói với bạn bè thế giới như thế nào đây về những gì vừa diễn ra?...

Kinh doanh du lịch mà buộc lòng phải từ chối du khách là việc vạn bất đắc dĩ của doanh nghiệp, và quả thật, nỗi lo của các khách sạn, nhà hàng khi phải đón khách trong phập phồng rủi ro, cũng cần được thông cảm. Thế nhưng, nỗi lo du khách không quay lại Việt Nam sau cơn dịch, chỉ vì họ đã bị đối xử tệ bạc trong cơn dịch, phải là nỗi lo lớn hơn.  

“Phải có cách nào chứ không sẽ xấu hình ảnh Việt Nam vô cùng” là câu hỏi nhức nhối của một người làm du lịch tại Ninh Bình, sau khi chứng kiến vị khách nước ngoài bật khóc vì bị cả 6 khách sạn từ chối. Câu hỏi đó đã nhận được sự quan tâm của nhiều người, cả chuyên gia du lịch lẫn các doanh nghiệp. TS. Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia, cho rằng, việc quan trọng là phải tìm giải pháp hợp lý, hợp tình.

Giải pháp - đó là vấn đề cần bàn mà Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đặt ra trên trang facebook của mình. “Dịch bệnh, ai cũng lo lắng, nhưng làm sao để không xảy ra tình trạng này? Chính quyền cần làm gì? Doanh nghiệp cần làm gì và cần chính quyền hỗ trợ gì?”... Những ý kiến bàn luận cũng như những giải pháp đưa ra, cho thấy khó hay dễ tùy thuộc vào nhận thức của từng cá nhân, từng doanh nghiệp. Và xem ra cũng không phải là khó khăn gì lắm. Bởi vì, trong khi các khách sạn, nhà hàng từ chối khách nước ngoài, thì vẫn có cơ sở du lịch sẵn sàng đưa khách về nhà nghỉ của mình để phục vụ.

Hành động của ông chủ resort Sun & Sea ở Thuận An, vui vẻ giao khu du lịch của mình vừa mới sửa chữa xong, để làm khu cách ly người nghi nhiễm COVID-19, đã là câu trả lời thuyết phục cho rất nhiều câu hỏi đặt ra trên đây.

MINH DÂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top