ClockThứ Ba, 29/09/2015 15:11

Xã hội hóa để có thêm sân chơi tốt cho thiếu nhi

TTH - Phát huy công năng, xã hội hóa công viên, tạo khu vui chơi giải trí bổ ích, lành mạnh cho thiếu nhi sẽ góp phần hạn chế việc lấn chiếm, hoạt động sai chức năng, kém hiệu quả, lãng phí của một số công viên... ở TP.Huế.
Công viên Kim Đồng ngày càng trở nên hoang phí vì khả năng phục vụ hạn chế

Hiện toàn TP. Huế có khoảng 20.000 em thiếu nhi dưới 12 tuổi. Nhà Thiếu nhi Huế có hơn 80% các trò chơi phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện sức khỏe, tạo thêm nhiều tiếng cười sảng khoái phục vụ cho lứa tuổi mầm non và tiểu học, 4 trò chơi cảm giác mạnh như vũ trụ bay, thảm bay 2 chiều, đu quay quăng, đĩa bay phục vụ lứa tuổi thiếu niên.
Công viên Kim Đồng nằm trên trục đường Hà Nội (phường Vĩnh Ninh, TP.Huế) có một địa thế tốt để làm khu vui chơi giải trí nhỏ gọn, chất lượng dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Thế nhưng ít năm trở lại đây việc khai thác và sử dụng công viên này chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù có diện tích nhỏ hơn Nhà Thiếu nhi TP.Huế, nhưng xét về địa thế, mặt bằng... thì công viên Kim Đồng có vị trí rất hấp dẫn cho những nhà đầu tư phát triển thành một khu vui chơi hấp dẫn. Thực trạng hiện nay, hàng ghế đá công viên Kim Đồng đã nứt nẻ, cỏ mọc um tùm ở lối đi, gạch sân bong tróc, các đồ chơi được đầu tư tiền tỷ đã bị rỉ rét, hư hỏng do thiếu duy tu bảo dưỡng... và vẫn đang được đề nghị thanh lý với mức giá khá khiêm tốn so với số kinh phí đầu tư ban đầu (khoảng 38 triệu đồng - PV). Phải chăng đã đến lúc xã hội hóa các công viên ở TP.Huế, giao cho các doanh nghiệp, tư nhân đầu tư để tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cùng với công viên Kim Đồng một số khu vui chơi giải trí khác ở Huế được đầu tư kinh phí khá lớn như: khu vui chơi giải trí Trường An (phường Trường An), công viên Nguyễn Văn Trỗi... nhưng vẫn đang tiếp tục lãng phí trong khi đó, ở 4 phường Thành Nội và hơn 10 phường vùng ven thành phố Huế vẫn đang thiếu những khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi.

Với diện tích 12.000m2, ngoài tòa nhà lớn, một phần diện tích của Nhà Thiếu nhi Huế được 3 hộ tư nhân hợp đồng đầu tư các trò chơi dành cho lứa tuổi thiếu nhi đã gần 20 năm nay. Với khoảng 30 thiết bị trò chơi, nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi của các em nhỏ.
Bà Dương Thị Thu Thủy, Giám đốc Nhà Thiếu nhi Huế cho biết: “Hiện công suất phục vụ các khu vui chơi này đã hoạt động hết mức, nhất là các dịp lễ, tết. Nhu cầu của các cháu thiếu nhi là quá lớn, nên cần có sân chơi nhiều hơn, giảm lưu lượng cho Nhà Thiếu nhi Huế...”. Được biết, trước đây Nhà Thiếu Nhi Huế từng được đầu tư nhiều thiết bị đồ chơi, nhưng không phù hợp với nhu cầu của các cháu, sau một thời gian không hiệu quả đã giao cho tư nhân đầu tư. Vì là “con riêng của mình” nên các hộ này đã học hỏi ở nhiều tỉnh thành và tạo được những trò chơi an toàn được các cháu rất thích thú.
Hiện nhu cầu vui chơi tại các khu vui chơi giải trí ngoài trời, lành mạnh, an toàn cho lứa tuổi thiếu nhi đang tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm thuận lợi với những nhà đầu tư. Việc khai thác có hiệu quả các công viên hiện tại còn góp phần xã hội hóa các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.
Bài, ảnh: Đức Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn cho người dân và du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 bắt đầu cũng là lúc các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai các phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông cho người dân và du khách.

An toàn cho người dân và du khách
Ký ức một thời

Cứ đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm là những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi lại có dịp ùa về trong mỗi người đã một thời “vào sinh ra tử”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó là những kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Sự tự hào ấy của họ đã làm nên sức mạnh để góp phần giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Ký ức một thời
Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh

Việc triển khai giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN) theo hướng thiết thực, hấp dẫn người học, sát yêu cầu thực tế và mang lại hiệu quả cao... là yêu cầu đặt ra cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Huế cũng như đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Return to top