ClockThứ Hai, 26/12/2022 12:28

Xác định vai trò của Mặt trận trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Sáng 26/12, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam lần thứ 9, khóa IX (2019-2024) tổng kết công tác mặt trận năm 2022, đề ra chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2023. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể liên quan.

Trang bị kiến thức giám sát cho cán bộ vùng dân tộc thiểu sốMặt trận tỉnh tuyên truyền Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 đến các tầng lớp Nhân dânCộng đồng tôn giáo lan tỏa “Sắc hồng Cố đô”Hướng dẫn lấy ý kiến hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mớiXây dựng khối đại đoàn kết góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Trung Bộ

Khánh thành Nhà Đại đoàn kết hỗ trợ hộ gia đình khó khăn tại huyện Phú Lộc

Năm 2022, hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp trong tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp và thống nhất hành động, đạt được những kết quả nổi bật như: Quỹ "Vì người nghèo" các cấp vận động được 6,796 tỷ đồng và đã triển khai xây dựng mới 117 nhà, sửa chữa 127 nhà, giúp phát triển sản xuất 1.543 hộ; vận động người dân tham gia ủng hộ 4,246 tỷ đồng, hiến 123.567m2 đất, hơn 24.344 ngày công và duy trì các mô hình, phong trào góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh…

Bên cạnh đó, Ban Thanh tra Nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng toàn tỉnh đã tiến hành 683 cuộc giám sát, phát hiện và kiến nghị xử lý 125 vụ việc có sai phạm. Số vụ việc kiến nghị được giải quyết là 107 vụ việc, đạt tỷ lệ 85,6%; các vụ việc còn lại đang trong quá trình giải quyết, khắc phục.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Mặt trận các cấp đã đồng hành cùng tỉnh hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2022. Thời gian tới, Mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội phải xác định rõ vai trò và vị thế của mình trong tiến trình chung sức xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trên nền tảng bảo vệ di sản Cố đô và phát huy bản sắc văn hóa Huế, Mặt trận và các đoàn thể cần tìm ra những nét đặc trưng, riêng biệt để xây dựng chương trình, hoạt động phù hợp, tạo được những nét riêng biệt của địa phương.

Bên cạnh đó, Mặt trận và các đoàn thể cũng cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023. Đặc biệt, tập trung vào các hoạt động chiều sâu, huy động được lực lượng trí thức cùng chung sức tham gia và tăng cường phối hợp, lồng ghép cùng những phong trào do các cấp ngành phát động.

Tin, ảnh: MINH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top