ClockChủ Nhật, 16/10/2016 14:13

Chấn chỉnh công tác cán bộ

Cần nghiên cứu kỹ để tránh trường hợp lợi dụng quen biết, thân tộc lọt vào hàng ngũ lãnh đạo, làm những việc gây ảnh hưởng cho đất nước.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 4 khóa XII vừa kết thúc thu hút sự chú ý của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương khu vực ĐBSCL. Các ý kiến đánh giá rất cao bài phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì đã nêu ra những nhiệm vụ trọng tâm, bức thiết và những giải pháp cụ thể mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phải phấn đấu và thực hiện để đưa đất nước vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục phát triển.

Nhiều cán bộ, đảng viên cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng mà Đảng thực hiện đã và đang đạt được những kết quả nhất định, nhưng cần quyết liệt hơn nữa. Khi đẩy lùi được tình trạng này, lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước mới được nâng lên, tạo động lực để đất nước phát triển bền vững.

Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII

Ông Trương Ngọc Kim, một đảng viên ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho rằng, Đảng cần phát huy dân chủ trong nhân dân để nhân dân tích cực phát hiện, góp phần vào công tác phòng chống tham nhũng.

"Đảng đã đặt ra nhiều vấn đề để đấu tranh và thắng lợi. Nhưng còn một vấn đề mà người dân cũng rất bức xúc, đó là chống tham nhũng. Mặc dù ta đã có nhiều thành tích trong chống tham nhũng nhưng vẫn chưa đạt được mong muốn. Người dân chúng tôi mong muốn Đảng tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, phát huy dân chủ, tích cực phát hiện, chống tham nhũng. Đồng thời, Đảng cũng phải kiên quyết chống tham nhũng. Một khi phát hiện tham nhũng, cần xử lý ráo riết đối với người tham nhũng. Việc chống tham nhũng phải làm quyết liệt, nhanh chóng không để kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm”, ông Trương Ngọc Kim đề nghị.

Bà Phan Thị Hồng Nhung, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ cho rằng, để khắc phục tình trạng phê bình và tự phê một cách hình thức, không thực sự phát huy hiệu quả trong các tổ chức Đảng, đặc biệt trong công tác phòng chống tham nhũng, cần những quy định rõ ràng, quy trách nhiệm cụ thể hơn nữa của người đứng đầu Mặt trận và các tổ chức Đảng trong công tác giám sát.

"Việc giám sát trong nhân dân đối với công tác Đảng chưa sâu, chưa nhiều. Do đó, khi Tổng Bí thư kết luận những vấn đề cần tập trung, rõ ràng, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, nhân dân trong các tổ chức Đảng là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, thời gian qua, đoàn thể và nhân dân khó giám sát đảng viên. Khi sự việc xảy ra, nhân dân chỉ biết qua phương tiện thông tin đại chúng, còn việc tự phê bình và phê bình của tổ chức Đảng không phát hiện được, gây bức xúc trong dư luận và nhân dân. Do đó, cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể để vai trò giám sát của Mặt trận và nhân dân trong các tổ chức Đảng được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đúng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4".

Không được nhân rộng những "mô hình" người nhà, người thân của lãnh đạo mới được bố trí công việc tốt (Ảnh minh họa)

Ông Trần Văn Đoàn, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ đề nghị, cần chấn chỉnh lại công tác cán bộ, không được nhân rộng những "mô hình" người nhà, người thân của lãnh đạo mới được bố trí công việc tốt. Chỉ có vậy, cán bộ đảng viên mới không làm sai nguyên tắc của Đảng, không vi phạm đạo đức.

Theo ông Trần Văn Đoàn: "Cần có những giải pháp uốn nắn để cán bộ, đảng viên thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của đảng viên. Hiện tại, đã xảy ra trường hợp quy hoạch, bố trí cán bộ đảng viên chưa thực chính xác. Vẫn còn những người thân của lãnh đạo thì được bố trí vào những vị trí công tác tốt; từ đó, có những cán bộ đảng viên làm sai nguyên tắc của Đảng, vi phạm đạo đức cán bộ đảng viên, làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Tôi nghĩ rằng, tới đây, trong công tác quy hoạch cán bộ đảng viên, cần nghiên cứu kỹ, chính xác để tránh trường hợp lợi dụng quen biết, lợi dụng thân tộc để chui vào hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, làm những việc gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, kinh tế của đất nước”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
Return to top