ClockThứ Năm, 23/05/2019 06:00

Đảng bộ thị trấn A Lưới lãnh đạo phát triển mô hình kinh tế hộ

TTH - Từ khi manh nha phát triển các cơ sở sản xuất rau an toàn, trồng hoa… cho thu nhập kinh tế cao trong đời sống sản xuất của người dân, các cấp ủy Đảng ở thị trấn A Lưới (huyện A Lưới) tiến hành khảo sát, lãnh đạo phát triển các mô hình kinh tế hộ, góp phần cải thiện rõ rệt đời sống bà con.

Đảng bộ thị trấn A Lưới chú trọng công tác cán bộ

Bí thư Đảng ủy thị trấn A Lưới - Đoàn Thanh Hùng khảo sát các mô hình sản xuất rau sạch trên địa bàn

Nâng cao hiệu quả kinh tế

Khu sản xuất rau an toàn theo mô hình nhà lưới rộng hơn 1.500m2 của gia đình chị Lê Thị Thanh Nga ở tổ dân phố 2, thị trấn A Lưới thật ấn tượng với đủ loại rau quả như: cải, xà lách, dưa leo, mướp đắng, mướp ngọt, bầu, bí, hành, ngò… Toàn bộ diện tích được đầu tư thành 3 dãy nhà lưới, có dàn mái bằng sắt kiên cố, tấm lợp thông minh để lấy ánh sáng. Chị Nga chia sẻ: "Được hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng nhà lưới ban đầu và tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, gia đình tôi vay thêm vốn để đầu tư vào đây, tổng cộng gần 120 triệu đồng. Hiện tại, nguồn thu từ các loại rau khoảng 300 ngàn đồng/ngày, vào mùa, thu nhập từ  bầu, bí, dưa leo... tăng lên 350 - 400 ngàn đồng/ngày".

Với nguồn thu từ 100 - 120 triệu đồng mỗi năm từ sản phẩm rau sạch sản xuất theo mô hình nhà lưới này, chị Nga đã đầu tư mua thêm mảnh vườn gần 500m2 cạnh đó để mở rộng khu sản xuất; đồng thời tiếp tục chuyển đổi 3 sào ruộng lúa của gia đình để phát triển quy mô sản xuất loại hàng hóa có giá trị kinh tế này.

Anh Nguyễn Chiến, cũng ở tổ dân phố 2, thị trấn A Lưới, đưa khách tham quan địa điểm trồng hoa tuylip của gia đình và khoe: "Vườn của tôi, với hơn 300 chậu hoa tuylip cung ứng trong đợt Tết Kỷ Hợi 2019, có thu nhập 36 triệu đồng với thời gian chỉ gần 1 tháng xuống giống". Anh Chiến còn giới thiệu về vườn hoa của anh Nguyễn Đức Phú, cùng ở tổ dân phố này, với diện tích chỉ hơn 200m2 trồng hoa tuylip, đã cho lãi cao trong dịp tết vừa qua.

Bí thư Chi bộ tổ dân phố 2, thị trấn A Lưới Hoàng Xuân Nhưa đưa  khách thăm các cơ sở trồng rau an toàn và trồng hoa cho thu nhập cao và cho hay, từ khi manh nha các mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, Đảng ủy thị trấn đã kịp thời đề ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo phát triển các mô hình kinh tế hộ. Chi bộ tiến hành khảo sát, tập trung vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân phát huy thế mạnh để mở rộng sản xuất, phát triển các mô hình trồng hoa, trồng rau sạch nhằm nâng cao thu nhập. Đến nay, nhiều hộ sản xuất rau an toàn đã bán sản phẩm ra thị trường với thu nhập bình quân 250 ngàn đồng/ngày/vườn, có hộ đạt 500 - 600 ngàn đồng/ngày, cao gấp nhiều lần trên một đơn vị sản xuất so với trước đây.

Khuyến khích đầu tư, du nhập mô hình mới

Bí thư Đảng ủy thị trấn A Lưới Đoàn Thanh Hùng cho biết, cấp ủy chi bộ các tổ dân phố kịp thời tham mưu lên Đảng ủy đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng nguyện vọng của bà con, nên huy động được nguồn lực trong dân đầu tư phát triển các mô hình. Để khuyến khích bà con đầu tư, các tổ chức Hội Nông dân, Phụ nữ… tín chấp cho hội viên vay vốn ưu đãi và phối hợp tổ chức tập huấn quy trình sản xuất cho người có nhu cầu. Quá trình thực hiện, địa phương còn chủ động lồng ghép các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm nhằm khuyến khích bà con mở rộng quy mô sản xuất. Nhờ đó, sau 2 năm triển khai nghị quyết, thị trấn đã có 20 hộ trồng hoa chất lượng cao với quy mô vừa và nhỏ, gần 10 hộ trồng hoa chất lượng cao quy mô lớn. Riêng ở tổ dân phố 3, gần 100% số hộ đã chuyển đổi mô hình sản xuất rau an toàn cung ứng cho thị trường, trong đó nhiều hộ trồng quy mô lớn với mô hình nhà kính.

Cũng theo ông Hùng, địa phương sẽ có cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hộ cho thu nhập cao này và du nhập thêm các mô hình mới như trồng cây dược liệu, cây nguyên liệu chế biến sản phẩm như rượu sim, sâm đá… nhằm nâng cao thu nhập cho bà con.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top