ClockThứ Bảy, 12/10/2019 05:45

Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho cách mạng công nghiệp 4.0

TTH - Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban Nghị quyết 52- NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (gọi tắt là CMCN 4.0). Đây được xác định là một chủ trương lớn có ý nghĩa chiến lược đối với khoa học công nghệ của đất nước. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng, đòi hỏi phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có tri thức, năng lực, đủ tầm cho thời kỳ mới.

Đạo đức trong sáng là tiêu chuẩn thiết yếu của lãnh đạoHiệu quả từ luân chuyển cán bộ

Đội ngũ cán bộ dự nguồn cấp tỉnh hoàn thành lớp bồi dưỡng. Ảnh: ANH PHONG

Nhân loại đã trải qua 3 lần cách mạng khoa học kỹ thuật trong công nghiệp  (Cách mạng sử dụng nước, hơi nước; Cách mạng cơ khí, tự động; Cách mạng điện tử viễn thông). Cuộc CMCN 4.0 là tiếp nối và đan xen phát triển của công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, tạo kết nối giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Hiện nay, CMCN 4.0 đang phát triển mạnh ở châu Mỹ, châu Âu và một phần ở châu Á. Việt Nam chưa phải là quốc gia phát triển, nhưng cũng đã “đi tắt đón đầu” trong việc phát triển kỹ thuật điện tử vi tính, công nghệ rô bốt trong một số ngành, triển khai thí điểm mạng 5G… CMCN 4.0 phát triển là bước tiến của khoa học, nhưng cũng là thách thức đối với khả năng tiếp cận, phát minh mới của các nhà khoa học. Nước ta có nguồn nhân lực lao động trẻ là thế mạnh trong hiện tại, nhưng một vài năm tới CMCN 4.0 được đẩy mạnh sẽ là thách thức cạnh tranh, lao động thất nghiệp, tạo gánh nặng cho an sinh xã hội. Một khó khăn không nhỏ là lãnh đạo, quản lý chưa nắm bắt kịp khoa học công nghệ mới, chưa đủ  kinh nghiệm điều hành, làm  hạn chế vai trò lãnh đạo, ảnh hưởng tốc độ phát triển nền kinh tế.

Những tồn tại đã được Nghị quyết 52 đánh giá: “Tư duy trong xây dựng và thực hiện thể chế phù hợp chậm được đổi mới, sức ỳ còn lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế”. Đó là vấn đề ở tầng vĩ mô, nhưng trên thực tế nhiều cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chưa hiểu CMCN 4.0 thì chưa thể chủ động nắm vững để có chiến lược lãnh đạo.

Trong tuyển công chức, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quy định về các loại bằng cấp chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cần phải có mới xem xét, nhưng bằng cấp có tương đương với năng lực thực tế lại không được đề cập cụ thể trong các quy định. Có nhiều người sở hữu nhiều bằng cấp, kể cả loại khá, giỏi nhưng khi bắt tay vào việc mới bộc lộ non yếu về thực tế. Cán bộ lãnh đạo ở nhiều cơ quan còn không sử dụng thành thạo vi tính, không biết kết nối, khai thác thông tin trên internet. Những cán bộ trưởng thành trong chiến tranh có thể tạm chấp nhận, nhưng số được học hành chu đáo cũng rất hạn chế trong sử dụng mạng viễn thông. Chưa kể những trường hợp “con ông cháu cha”, những quan hệ thân quen, “cánh hẩu” tư duy yếu kém cũng được tuyển dụng làm công chức. Nhiều cơ quan bổ nhiệm lãnh đạo vừa thiếu bằng cấp, kém năng lực tạo nên một bộ phận cán bộ trì trệ trong bộ máy công quyền. Những hạn chế đó sẽ khó có thể tiếp nhận thông tin mới, kiến thức chuyên sâu để phục vụ cho cuộc cách mạng mới.

Bất cứ cuộc cách mạng nào thì con người là nhân tố quyết định, lĩnh vực khoa học đòi hỏi phải có tư duy, tư chất thực sự. Chuyển sang thời kỳ mới với áp lực càng cao về khoa học công nghệ đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhất là lãnh đạo phải nhanh chóng tiếp nhận nền tri thức tiên tiến nhằm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu. Đến năm 2025, Nghị quyết đặt ra mục tiêu: “Internet băng thông rộng phủ kín 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP, năng suất lao động tăng bình quân 7%/năm. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội”… Mục tiêu đó đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới cách thức tuyển dụng cán bộ, đào tạo, bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý. Không thể chỉ đánh giá cán bộ dựa vào bằng cấp mà phải kiểm chứng từ thực tế, tiếp thu tiến bộ khoa học. Lãnh đạo cần công tâm tiếp cận cán bộ cấp dưới để giao việc nhằm phát hiện được nhân tài, bồi dưỡng và sử dụng những người có năng lực. Tập hợp được người có tài, đủ đức là cách tốt nhất để phát huy khả năng làm chủ khoa học công nghệ thời kỳ CMCN 4.0. Đó cũng chính là một tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo biết tiếp thu, không bảo thủ, trân trọng nhữngnhà khoa học vì lợi ích chung.

Trong nhiệm kỳ tới, cần thiết phải đề ra chiến lược khoa học đối với cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý theo lộ trình từng năm, từng giai đoạn. Phấn đấu để đào tạo đội ngũ cán bộ trước mắt và cán bộ chuyển tiếp, kế thừa có trình độ cao ngang tầm với các nước tiên tiến. Quan trọng là phải tạo ra được đội ngũ có trình độ thực chất, làm chủ được khoa học cao. Chọn người thực tài và chính sách ưu tiên thu hút nguồn nhân lực có đủ chất xám trong các ngành mũi nhọn cho tăng trưởng. Đồng thời, chấp nhận hy sinh đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý không có đủ tư duy chiều hướng phát triển lâu dài.

 NGUYỄN PHƯỚC AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

TIN MỚI

Cân nhơn hòa 150kg điện máy chính hãng tại trung tâm mua sắm ưu đãi đến 50% quạt làm mát hơi nước
Return to top