ClockThứ Tư, 12/08/2020 08:30
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HUYỆN A LƯỚI LẦN THỨ XII, NHIỆM KỲ 2020-2025

Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển

TTH - Nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất và nỗ lực vượt khó, Đảng bộ và Nhân dân A Lưới huy động tối đa các nguồn lực, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội lần thứ XI đề ra đạt nhiều kết quả quan trọng.

A Lưới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập ĐảngVững mạnh toàn diện liên tục nhiều năm

Hoạt động văn hóa lễ hội tại A Lưới

Điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội

Dù chỉ đạt 10/19 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XI đề ra nhưng nhìn tổng thể, A Lưới đã có những khởi sắc trong phát triển kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 10,8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 9,4 triệu đồng so với năm 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 823 tỷ đồng/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt 140 tỷ đồng/năm. Năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng cao, trong đó: trồng trọt chiếm 28,8%; chăn nuôi chiếm 35,5%; lâm nghiệp chiếm 21,2%; cây cao su - chuối chiếm 7,9%; thủy sản chiếm 6,6%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân đạt 13,3%. Các ngành dịch vụ, du lịch từng bước phát triển. Chuyển biến tích cực cũng được ghi nhận trên lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng lên; xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng lên. Số hộ sử dụng điện thường xuyên, nước sạch toàn huyện đạt tỷ lệ cao. 100% người nghèo, đối tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ổn định.

Khó khăn của A Lưới là xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, trình độ dân trí không đồng đều. Thiếu các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có uy tín, tiềm lực tài chính đủ mạnh để tham gia đầu tư và huy động nguồn vốn cho các dự án, các khu tái định cư mới, các công trình hạ tầng có quy mô lớn gặp nhiều khó khăn. Địa hình khó khăn; khí hậu, thời tiết không thuận lợi; thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân. Tuy nhiên, các cấp lãnh đạo và người dân vẫn luôn nỗ lực vượt qua khó khăn.

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh

Ông Hồ Đàm Giang, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho rằng, cấp ủy các cấp ở A Lưới kịp thời cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thành các chương trình hành động cụ thể, sát đúng với tình hình của địa phương là một nhân tố mang tính quyết định góp phần tạo nên chuyển biến tích cực của kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng thời với tập trung chỉ đạo quyết liệt 4 chương trình trọng điểm mà Nghị quyết Đại hội XI đã đề ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cấp ủy, chính quyền ở A Lưới ngày càng hướng đến tinh gọn, hiệu lực gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng được nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị với Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững đem lại nhiều kết quả tích cực.

Cùng với đó, hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn vững mạnh. Hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp tiếp tục đổi mới. Chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp nâng cao. Nhiệm kỳ qua, đã điều động 9 cán bộ, công chức cấp huyện về giữ chức vụ chủ chốt cấp xã. Cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn ngày một tăng lên, từ 92% (năm 2015) lên 98,36% (năm 2019).

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân đẩy mạnh các phong trào phát triển kinh tế - xã hội gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Hai trọng điểm & bốn đột phá

Giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được xác định là 2 chương trình trọng điểm của A Lưới giai đoạn 2020 - 2025. Đảng bộ huyện A Lưới cũng khẳng định quyết tâm tạo các đột phá chiến lược trong xây dựng và phát triển huyện nhà. Về phía con người, đó là đột phá về nội lực người dân và đột phá về công tác cán bộ. Trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên đột phá về nông nghiệp và phát triển du lịch.

Mục tiêu tổng quát của A Lưới từ nay đến năm 2025 là tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy nội lực, ý chí, khát vọng, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; gắn công tác giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị văn minh; nâng cao hiệu quả bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc; giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Bà Nguyễn Thị Sửu, Bí thư Huyện ủy khẳng định, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới lần thứ XII là Đại hội của “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”. Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương; nêu cao tinh thần tự chủ, sáng tạo, huy động hiệu quả sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, Đảng bộ và nhân dân toàn huyện quyết tâm đoàn kết một lòng, tận dụng thời cơ, vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra, xây dựng huyện A Lưới ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đảng bộ huyện A Lưới hiện có 53 tổ chức cơ sở Đảng với hơn 4.900 đảng viên. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện A Lưới nhiệm kỳ 2020 – 2025, diễn ra từ ngày 12 – 13/8.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top