ClockThứ Sáu, 05/08/2016 14:11

Khi lãnh đạo xã hướng về người dân

TTH - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ xã Nhâm (A Lưới) đã lãnh đạo triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm giải quyết các vấn đề dân quan tâm, bức xúc...

Chuyển giao các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao cho bà con xã Nhâm

Xã Nhâm là địa bàn biên giới, được xác định là trung tâm cụm xã phía bắc của A Lưới. Những vấn đề được Đảng ủy xã quan tâm khi xây dựng nghị quyết chuyển đổi sản xuất là việc hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tìm nguồn vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho người nghèo; xây dựng thí điểm mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và tuyên truyền nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo cho đồng bào… Những bức xúc này được Đảng ủy xã tập trung “mổ xẻ” trước khi xây dựng nghị quyết.

Để triển khai chủ trương này, cấp uỷ đảng, chính quyền xã chủ động trong việc tổ chức thực hiện chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thí điểm mô hình chăn nuôi bò đàn, trồng cây chuối chuyên canh, tăng cường công tác khuyến nông… Cùng với đó, chỉ đạo các bộ phận liên quan điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu chuyển đổi sản xuất của bà con và phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo để thực hiện phương châm “đào tạo gắn với việc làm”; xây dựng mô hình về khuyến nông – lâm – ngư phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Anh Hồ Văn Thang ở thôn A Bả phấn khởi: “Sau khi có chính sách phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư trang trại nuôi bò đàn với số lượng gần 10 con bò giống ban đầu. Nguồn vốn đầu tư được vay thuận lợi, quy trình sản xuất được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ càng nên hiệu quả kinh tế đem lại rất rõ rệt…”. Chị Nguyễn Thị Trếu, Bí thư Chi bộ thôn A Bả cho biết thêm: Việc bảo tồn, phát triển nghề truyền thống và du nhập các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ngày càng được quan tâm hơn. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được đào tạo nghề và giải quyết việc làm mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng.

Đến nay, cơ cấu kinh tế của xã Nhâm chuyển dịch khá mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt gần 10%, tổng số lượng đàn bò tăng lên gần 420 con, diện tích chuối hàng hóa đạt 33,9ha; thu nhập bình quân đạt 11,3 triệu đồng/người/năm, bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cải tạo nâng cấp khang trang…

Đảng uỷ xã Nhâm cũng tăng cường chỉ đạo việc lập quy hoạch sử dụng đất, tập trung huy động mọi nguồn lực cho tiến trình xây dựng nông thôn mới. Ông Phạm Minh Cải, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Nhâm cho biết: Địa phương đặt mục tiêu trong năm nay cơ bản phủ kín quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường, quản lý quy hoạch đất giãn dân theo định hướng đã được chỉ đạo nhằm phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Cũng theo ông Phạm Minh Cải, với đặc điểm đất đai của vùng núi, về lâu dài địa phương xác định sẽ gắn phát triển chăn nuôi bò đàn với việc đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, phát triển rừng kết hợp với du lịch nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương, tạo điều kiện cho Nhân dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Ði đôi với phát triển kinh tế, các vấn đề được bà con quan tâm như công tác giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân cũng được Đảng uỷ xã Nhâm chú trọng. Các chương trình hành động tập trung theo phương châm: hướng về cơ sở, giải quyết các vấn đề từ cơ sở, chăm lo tốt hơn đời sống của Nhân dân. Qua đó, góp phần tạo nên diện mạo mới cho địa phương.

Những bước đi, cách làm của Đảng ủy xã Nhâm và kết quả đó được cán bộ, đảng viên và Nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ.

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
Giữ gìn nguồn nước

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn nước tăng cao, cộng với biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến an ninh nguồn nước ở các địa phương tại Thừa Thiên Huế bị đe dọa. Việc lập quy hoạch, kế hoạch, phương án quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu.

Giữ gìn nguồn nước
Xây dựng kịch bản tăng trưởng quý III và 6 tháng cuối năm

Báo cáo kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh tại phiên họp thường kỳ tháng 6 diễn ra sáng 26/6 đã chỉ ra nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng tích cực, đặc biệt, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 6,01%, xếp thứ 10/14 các tỉnh/thành Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, xếp thứ 36/63 tỉnh/thành cả nước.

Xây dựng kịch bản tăng trưởng quý III và 6 tháng cuối năm
Return to top