ClockThứ Tư, 16/03/2022 06:45

Không cho phép “né” trách nhiệm

TTH - Trong những điều kiện khó khăn, phức tạp, nhạy cảm mới đánh giá được bản lĩnh của người cán bộ, đảng viên. Dám đương đầu, không né tránh trách nhiệm là đòi hỏi phẩm chất cần thiết của những người được giao trách nhiệm lãnh đạo, quản lý.

“Cánh én” Thanh Nhi & chuyện không riêng của bắn cungNữ chính trị viên gương mẫu, trách nhiệm

1. Trong hoạt động thường ngày ở nhiều cơ quan, không ít cán bộ ngồi bó chân trong bốn chân bàn, ít đi thực tế, không muốn giải quyết từ cơ sở vì… ngại. Một phần là quan liêu, nhưng sâu xa hơn họ không muốn đối diện khi phải giải quyết công việc khó hoặc dễ mang rủi ro cho bản thân.

Một điều băn khoăn khi chúng ta thường thấy xuất hiện cấp phó các cơ quan trả lời phỏng vấn, giải trình công việc mà ít khi thấy cấp trưởng. Có thể lý do bận xử lý nhiều công việc, nhưng một phần là tâm lý ngại đối diện với những vấn đề khó khăn, trả lời sai, không đáp ứng yêu cầu dễ bị “mất điểm”, có khi lại liên lụy đến trách nhiệm của bản thân. Tốt nhất “đẩy” xuống cấp phó cho an toàn.

Có những công việc trong thẩm quyền có thể giải quyết, xử lý nhưng thấy khó khăn nên “báo cáo thỉnh thị” lên cấp trên cho xong việc. Cuối cùng có những việc có thể giải quyết ở địa phương lại chuyển lên cấp trên, có khi lên đến Chính phủ, tạo nên tình trạng ứ đọng, giảm hiệu quả. Cấp quản lý theo thẩm quyền lại trở thành cấp trung gian, trung chuyển trách nhiệm, chờ vào cấp trên quyết định. Trong phối hợp giải quyết công việc chỉ muốn làm tròn phận sự, không dám cải tiến vì sợ làm lỡ có sai không ai bảo vệ. Cứ theo đúng “quy trình” cho yên chuyện, không ai trách móc, phê bình... là được.

Nguy hại nhất là biết những hành vi tham nhũng, hiện tượng tiêu cực không dám tố cáo, đấu tranh, xem như không biết. Lớn hơn nữa, những việc sai trái liên quan đến an ninh, ảnh hưởng chính trị chung của đất nước không dám phản bác, xem việc đó của người khác, của cơ quan chuyên môn. Xét về góc độ luật pháp những hành vi không làm hoặc làm không đầy đủ để xẩy ra hậu quả cũng phải chịu trách nhiệm. “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả...” là những  tội danh quy định trong Bộ Luật hình sự, được cụ thể hóa bằng các hành vi cụ thể. Trong đó, trốn tránh hay né tránh trách nhiệm dẫn đến hậu quả không thể biện minh là không làm thì không chịu trách nhiệm.

Trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay, cán bộ được giao quản lý khối tài sản lớn của Nhà nước, vị trí càng cao nếu né tránh trách nhiệm để thất thoát thì hậu quả càng nặng. Những biểu hiện nêu trên được gọi là “né trách nhiệm”,“lẩn tránh trách nhiệm”, là dạng chung của thiếu trách nhiệm, khác nhau chỉ là cấp độ.

2. Trách nhiệm là “Điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình” và yêu cầu là “phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt phải gánh chịu hậu quả” (Từ điển tiếng Việt). Trái ngược với trách nhiệm là “thiếu trách nhiệm”, “trốn tránh trách nhiệm” hay “né trách nhiệm”... Những biểu hiện này có cấp độ có khác nhau, xét cho cùng đều là không tốt, có khi còn gây ra những tai hại khôn lường. Khi thấy ai đó làm sai nhưng coi như không biết, không phải chức trách nên không tác động, nhắc nhở cũng là thiếu trách nhiệm.

Trong một xã hội, bất kỳ ai cũng có phần việc gắn với trách nhiệm riêng, trong đó trách nhiệm công vụ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý được xem là hạt nhân. Suy cho cùng đó là trách nhiệm phải làm tốt nhất khi được Nhà nước, tập thể giao cho. Trách nhiệm công vụ đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải thực hiện nhiệm vụ đến cùng, không được thoái thác, bỏ bê, làm tắc trách.

Khi đánh giá cán bộ phải xem trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ nào để đánh giá cán bộ đó tốt hay xấu, tích cực hay cầm chừng, không thể nhận xét chung chung. Mỗi việc làm cần nghĩ đến hiệu quả, lường trước hậu quả, chỉ vì sợ rắc rối cho bản thân, để được yên thân thì kết quả khó có thể tốt hơn. Một người, một nhóm người, cả một hệ thống công quyền cũng xử sự kiểu né tránh như vậy sẽ sinh ra hội chứng vô cảm, vô trách nhiệm.

Tại Hội nghị đánh giá công tác 6 tháng đầu năm 2018 của Chính phủ, ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc đó là Thủ tướng Chính phủ) đã thẳng thắn phê phán: “Cứ ngại trách nhiệm, sợ trách nhiệm, né trách nhiệm… thì làm sao xã hội phát triển, đất nước phát triển được?".

Bước vào giai đoạn cạnh tranh toàn cầu, hiệu quả quản trị công vụ được xem là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi, hướng tới những mục tiêu cao hơn. Đến giai đoạn này, đánh giá đảng viên, cán bộ lãnh đạo không chỉ “làm tròn” nhiệm vụ mà phải luôn có tư duy hoàn thành cao nhất. Tránh tư tưởng “an phận thủ thường”, “không làm không sai”, né tránh việc khó, đùn đẩy cho cấp dưới hoặc “đá” trách nhiệm lên cấp trên. Tinh thần “6 dám” được nêu ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 phải được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng quyết liệt chỉ đạo phòng chống tham nhũng: Ai chùn bước đứng sang một bên cho người khác làm. Cũng như vậy, những cán bộ “né” trách nhiệm không có chỗ đứng trong hệ thống công quyền nếu không tự chỉnh đốn thái độ làm việc trên tinh thần mới.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh do PGS.TS Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thị ủy Hương Thủy về công tác cán bộ nữ.

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy
Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị, đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, cách làm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, bảo đảm phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới
Nổi bật tuần qua: Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên; Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn

Tuần từ ngày 11/11 đến 17/11 diễn ra một số sự kiện nổi bật: Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; Chủ tịch nước thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC; Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn; Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên tại Quảng Ninh, Đắk Lắk; Khởi tố và bắt tạm giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và ‘cô tiên’ từ thiện Nguyễn Đỗ Trúc Phương.

Nổi bật tuần qua Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên; Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn
Đảng viên phải nói "không" với vi phạm pháp luật

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026, ủy ban kiểm tra (UBKT) các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế thông tin: Thời gian qua, tình trạng các cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng tăng; đặc biệt là tình trạng vi phạm về quy định nồng độ cồn (NĐC).

Đảng viên phải nói không với vi phạm pháp luật
Return to top