ClockThứ Sáu, 22/03/2019 07:18

Không tiếc những ai phai nhạt lý tưởng, không còn thiết tha với Đảng

Cùng với việc rèn luyện đảng viên, sàng lọc, xử lý những đảng viên vi phạm, nên chăng cần “mở đường” cho những Đảng viên không còn tha thiết với Đảng…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Chống hiện tượng co cụm, chạy chức chạy quyềnQuán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng

Khi cuộc chiến chống tham nhũng ngày càng vào hồi quyết liệt thì gần như không có ngày nào, không có Đảng viên vi phạm từ cấp xã, huyện cho tới cấp tỉnh/thành phố, thậm chí cả cấp Trung ương bị xử lý kỷ luật, khai trừ ra khỏi Đảng.

Thực tế cho thấy, hầu hết những cán bộ, Đảng viên bị đưa ra xử lý trong thời gian qua đều có biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức mà nguyên nhân trước hết là do chính bản thân họ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Không ít đảng viên đã không vượt qua được cái “tôi” nhỏ bé, sa ngã trước những cám dỗ vật chất tầm thường, biến mình thành nô lệ của đồng tiền và quyền lực, dẫn đến tệ tham nhũng, cửa quyền, mất đoàn kết…

Một nguyên nhân nữa là công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết. Tổ chức Đảng vì nhiều lý do đã không quản lý được Đảng viên của mình, không có biện pháp đủ và cần thiết để quản lý họ, đã buông lỏng việc quản lý Đảng viên.

Trong các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng ta cũng nhiều lần trăn trở về vấn đề này. Ngay từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, vấn đề suy thoái tư tưởng đạo đức đã được Đảng ta đề cập tới.

Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI cũng đã chỉ ra “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”.

Tại Đại hội XII, Đảng nhấn mạnh, nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà có mặt, có bộ phận nghiêm trọng hơn. Đây là nguy cơ trực tiếp dẫn đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Trước đây, dư luận vẫn lo lắng về “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái” đang ở đâu, khó có thể “điểm tên, chỉ mặt”. Nhưng từ sau Đại hội XII, với sự quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng ta và người đứng đầu Đảng, “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất” không còn là câu hỏi trong dư luận, mà đã ngày càng lộ diện. “Bộ phận không nhỏ” được trỏ rõ đến từng cá nhân, tập thể sai phạm. Bất cứ ai dù đương chức hay về hưu, “quan to” hay “quan nhỏ” khi đã vi phạm đều được đưa ra xử lý thận trọng, công bằng, nghiêm minh trước pháp luật.

Từ năm 2011 đến năm 2017, toàn Đảng đã sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên 50.938 đảng viên, trong đó xóa tên do vi phạm 38.519 đảng viên, chưa kể 12.499 đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng. Việc rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng có chiều hướng gia tăng, năm 2011 là 6.005 đảng viên, năm 2013 là 7.413 đảng viên, năm 2015 là 6.458 đảng viên, năm 2017 là 9.822 đảng viên...

Trong một cuộc họp mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhắc lại, Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số cả nước có 25 triệu người, trong đó có 5.000 đảng viên, nhưng Đảng đã lãnh đạo cách mạng thành công. Hiện nay cả nước có hơn 90 triệu dân, trong đó có khoảng 5 triệu đảng viên, đảng viên đông nhưng không mạnh chính là vì chất lượng đảng viên.

Để khắc phục tình trạng “đông nhưng không mạnh” như hiện nay, trước hết cần làm tốt công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên để lựa chọn được những người thực sự có phẩm chất đạo đức có gương mẫu đi đầu, trung thành tuyệt đối với Đảng, với đất nước, xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Những đảng viên trong tổ chức đảng, nên có chế tài để quản lý, nhất là những người có chức quyền, để người có chức vụ càng cao thì phải càng gương mẫu.

Thứ hai, mỗi tổ chức Đảng phải có sự quản lý Đảng viên, phải làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên, sàng lọc, xử lý những đảng viên vi phạm. Bởi nếu không làm tốt việc này, hậu quả của việc buông lỏng quản lý đảng viên là rất lớn, không chỉ đánh mất đảng viên mà quan trọng hơn là làm mất đi uy tín của Đảng, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Cùng với đó, với những người phai nhạt lý tưởng, không tha thiết với tổ chức Đảng, tự thấy không đáp ứng được những yêu cầu của Đảng, nên chăng “mở đường” để họ tự nguyện ra khỏi Đảng trong danh dự.

Mới đây, tại cuộc họp cho ý kiến về việc ban hành Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ rõ, muốn Đảng mạnh, trước hết mỗi đảng viên phải tốt.

Bộ Chính trị cũng vừa ban hành Quy định số 179-QÐ/TW về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, sự đoàn kết thống nhất, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Ðảng trong công tác cán bộ. Trong đó quy định rõ việc cán bộ, đảng viên, phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong công tác và việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Quy định cũng nhấn mạnh đến việc tổ chức Đảng giám sát công tác cán bộ thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Những quy định của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chắc chắn công tác sàng lọc, phát hiện Đảng viên vi phạm ngày càng hiệu quả, để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đầy tớ trung thành của nhân dân, như người đứng đầu Đảng ta đã từng nhấn mạnh “Đảng viên thà ít mà tốt còn hơn đông nhưng không mạnh, hữu danh vô thực…”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu

Trước những thông tin, luận điệu chống phá phức tạp thường xuyên xuất hiện, việc chủ động nắm bắt dư luận để có những định hướng kịp thời luôn là yêu cầu cấp thiết.

Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu
Nổi bật tuần qua: Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên; Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn

Tuần từ ngày 11/11 đến 17/11 diễn ra một số sự kiện nổi bật: Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc; Chủ tịch nước thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC; Quốc hội đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn; Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên tại Quảng Ninh, Đắk Lắk; Khởi tố và bắt tạm giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và ‘cô tiên’ từ thiện Nguyễn Đỗ Trúc Phương.

Nổi bật tuần qua Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên; Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn
Đảng viên phải nói "không" với vi phạm pháp luật

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026, ủy ban kiểm tra (UBKT) các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế thông tin: Thời gian qua, tình trạng các cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng tăng; đặc biệt là tình trạng vi phạm về quy định nồng độ cồn (NĐC).

Đảng viên phải nói không với vi phạm pháp luật

TIN MỚI

Return to top