ClockThứ Năm, 17/12/2020 09:26

Ngăn chặn "vận động không lành mạnh" tại Đại hội XIII của Đảng

Bài học từ hơn 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý vi phạm trong nhiệm kỳ XII cho thấy phải kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực, không lành mạnh ngay tại Đại hội.

Bản lĩnh, hành động mạnh mẽ của ĐảngNên tái lập lại việc họp báo cung cấp thông tin cho báo chí hàng thángTổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, mở ra triển vọng tươi sáng của dân tộcChống phá đường lối của Đảng là bản chất của các thế lực thù địchĐại biểu Quốc hội góp ý các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII

Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh Quy chế làm việc và Quy chế bầu cử tại Đại hội XIII của Đảng, trong đó đề nghị kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực, không lành mạnh như: gặp gỡ, trao đổi và vận động vì lợi ích cá nhân tại Đại hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 14.

Những lời nhắc nhở của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thêm một lần nữa khẳng định chủ trương kiên quyết phòng và đấu tranh với những việc làm tiêu cực, sai trái có thể xảy ra tại Đại hội XIII sắp tới.

Trong phát biểu của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc phát huy dân chủ, trí tuệ, tâm huyết của mỗi đại biểu. Đồng thời, phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc, các quy định, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, trách nhiệm cá nhân của mỗi đại biểu dự Đại hội, đặc biệt là vai trò nêu gương của các Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XII.

Nhắc lại câu chuyện ở Đại hội khóa XII khiến dư luận quan tâm, phàn nàn về những tiêu cực, gặp gỡ, mời nhau, trao đổi…, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng phải kiên quyết khắc phục tình trạng “vận động không lành mạnh” và đề nghị nếu phát hiện phải kỷ luật nghiêm.

“Tôi nói là trao đổi thảo luận với nhau một cách lành mạnh thì cần thiết. Nhưng mà gặp gỡ, điện thoại, quà cáp biếu xén, nhờ các doanh nghiệp gọi điện cho nhau “ủng hộ em nhé”…, xấu lắm”. Lần này chúng ta phải kiên quyết khắc phục được điều này, phát hiện trường hợp nào chúng ta phải kỷ luật", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.

Theo quy định của Điều lệ Đảng, mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều phải xây dựng quy chế làm việc, quy chế bầu cử. Do đó, việc Trung ương lần này thảo luận kỹ về nội dung, quy chế làm việc, chú trọng để tránh tình trạng tiêu cực có thể xảy ra. Việc đấu tranh với hiện tượng này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm thành công của Đại hội.

Đảng viên Nguyễn Mạnh Thắng, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho rằng: “Trước đây dư luận có râm ran về việc “chạy phiếu”. Tức là có sự vận động hành lang không trong sáng. Việc đó tạo nên sự phản cảm và sự phản ứng rất mạnh mẽ từ trong nhân dân. Trung ương lần này đã rút kinh nghiệm và chỉ đạo rất chặt chẽ. Những Ủy viên Trung ương được lựa chọn phải là người xứng đáng”.

Để phòng tránh được tiêu cực, vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng quy chế, những tiêu chuẩn, quy định cụ thể, nhận diện những hành vi để kịch liệt lên án, phản đối. Cán bộ, đảng viên và nhân dân mong muốn, lần này Quy chế bầu cử và Quy chế làm việc được thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai và minh bạch. Sau khi được Trung ương thống nhất với quyết tâm cao cũng phải kiên quyết thực hiện chống tình trạng “vận động không lành mạnh”.

Ông Lê Thanh Vân - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị Quy chế bầu cử cần phải sửa lại cho chặt chẽ hơn, từ việc chuẩn bị cho đến tổ chức triển khai và đặc biệt là phải có một hình thức giám sát hiệu quả với thành phần rộng rãi hơn, cả cấp trên tham gia, cả đảng viên. Đối tượng giám sát càng rộng thì hành vi tiêu cực sẽ hạn chế, thậm chí không còn nữa.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh những trường hợp vi phạm phải kiên quyết kỷ luật, không xứng đáng là Ủy viên Trung ương, đại biểu dự Đại hội. Bộ máy của Trung ương có mạnh hay không, hạt nhân nòng cốt chính là những Ủy viên Trung ương. Vì vậy, những đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng phải là những người xứng đáng, có đức, có tài, có tâm trong sáng, không vụ lợi, không để bị mua chuộc.

Điều đó rất cần trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh Đảng đang quyết liệt đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Quan trọng nhất là vấn đề giám sát của mỗi cán bộ đảng viên, giám sát của nhân dân để kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm.

Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban tổ chức Trung ương nhấn mạnh việc phải kiên quyết đề phòng và đấu tranh với những việc làm tiêu cực, sai trái có thể xảy ra.

“Hiện tượng vận động phiếu bầu, vận động tín nhiệm…là vi phạm nguyên tắc bầu cử. Nếu chỉ cài ý đồ cá nhân vào, chỉ lợi dụng một chút cá nhân dứt khoát sẽ "bùng" ra và sẽ phức tạp. Cho nên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn rất mạnh phải lấy mục đích trên hết, trước hết là vì lợi ích của nhân dân, của Đảng, của Tổ quốc. Không lợi ích của cá nhân nào, không được cục bộ, không lợi ích nhóm, không được tham nhũng” - ông Nguyễn Đức Hà nói.

Bài học từ hơn 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý vi phạm trong nhiệm kỳ XII cho thấy phải kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực, không lành mạnh ngay tại Đại hội. Cần phải tổng kết, đánh giá “lấp lỗ hổng”, ngăn cản bằng hàng rào kỹ thuật đối với những vi phạm, tiêu cực. Ở đây cũng đòi hỏi tính tự giác của mỗi mỗi đại biểu dự Đại hội, phải đặt lợi ích của nhân dân, của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết. Có như vậy, sẽ lựa chọn được những người thật sự có tài, có đức vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh đã phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II - năm 2025. Đây là giải pháp để tiếp tục nâng cao khả năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiệu quả.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa

Hãng tin UN News ngày 7/12 cập nhật, được hơn 140 quốc gia ủng hộ, trong phiên họp mới nhất diễn ra vào ngày 6/12, Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết thúc đẩy cuộc chiến chống buôn bán trái phép tài sản, hiện vật văn hóa và tạo điều kiện trả lại các hiện vật bị đánh cắp cho quốc gia xuất xứ.

Thúc đẩy cuộc chiến toàn cầu chống nạn buôn bán trái phép hiện vật văn hóa
Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương

Tại Công văn số 21-CV/BCĐ ngày 5/12/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW yêu cầu các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án: Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024)…

Sắp xếp các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình

Bên cạnh những gia đình luôn tôn trọng, lưu giữ giá trị tốt đẹp từ lễ nghi cho đến các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra. Đó được xem như là vấn nạn nghiêm trọng.

Cùng ngăn chặn bạo lực gia đình
Return to top