ClockThứ Ba, 05/04/2022 09:53

Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn, niềm tự hào của báo chí cách mạng

TTH - Sự ra đời cùng lúc của tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn thể hiện nghệ thuật chỉ đạo và sử dụng báo chí tài tình và linh hoạt của Đảng trong đấu tranh cách mạng.

“Người đi tìm hình của Nước” kể về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí MinhThảo luận về các giải pháp phát triển nền báo chí cách mạng Việt NamBáo chí tiếp tục giữ vững vai trò định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội

Bìa tập sách in lại toàn bộ các số báo Nhành Lúa

Cần một có được hai tờ báo

Năm 1936, Chính phủ của Mặt trận Nhân dân Pháp do L. Blum đứng đầu, được thành lập, có những cải cách dân chủ, tiến bộ ở cả Pháp và các thuộc địa. Tháng 9/1936, Chính phủ Mặt trận Bình dân cử ông Godart, Thanh tra Lao động làm “Đặc sứ” và một ủy ban sang Việt Nam, trong đó có ghé lại Huế, điều tra nguyện vọng của Nhân dân Đông Dương. Nắm lấy cơ hội, đồng chí Nguyễn Chí Diểu vừa mới ra tù chủ trì, cùng với Hải Triều - Nguyễn Khoa Văn, Lâm Mộng Quang và nhóm những người Cộng sản hoạt động công khai, hợp pháp tích cực chuẩn bị kế hoạch đón Godart. Những người Cộng sản ở Huế tính toán về việc cần phải có 1 tờ báo trong tay.

Xứ ủy Trung Kỳ nhất trí và chỉ đạo các đồng chí đảng viên và có cảm tình Đảng ở Huế (đa số thông qua những cựu tù chính trị mới được thả ra) đứng ra làm tuần báo Nhành Lúa. Tuần báo Nhành Lúa có trụ sở đóng tại Rue Jules Ferry (nay là đường Lê Lợi). Để tránh tai mắt mật thám Pháp và người của Nam Triều, Nhành Lúa được biên tập ở Huế, rồi chuyển ra ấn loát ở nhà in Đông Tây, số 193 phố Hàng Bông (Hà Nội). Báo in xong, phần lớn được phát hành tại Hà Nội, một số chuyển vào Huế, Vinh và các tỉnh Trung Kỳ. Báo phát hành được 9 số, số đầu tiên vào ngày 15/1/1937 và số cuối cùng ra ngày 19/3/1937.

Cùng lúc là tuần báo Kinh tế Tân văn. Tòa soạn đóng ở 57 phố Gia Hội (nay là đường Chi Lăng). Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (măng sét ghi là số đặc biệt) vào ngày 9/1/1937, số 1 ra ngày 8/4/1937 và số 3 (cuối cùng) ra ngày 24/4/1937. Báo được tổ chức bài vở và biên tập ở Huế, chuyển in tại nhà in Vương Đình Châu (thành phố Vinh). Báo in xong phát hành tại Nghệ An, một số chuyển ra Hà Nội, vào Huế và các tỉnh Trung Kỳ.  

“Song kiếm hợp bích”

Tuần báo Kinh tế Tân văn ra mắt trước Nhành Lúa một tuần. Thế nhưng, sau khi trình làng số báo đầu tiên “số đặc biệt”, lấy lý do “vướng mắc về nhân sự và tài chính” Ban Biên tập Kinh tế Tân văn quyết định tạm dừng ra báo. Thực chất là để chuẩn bị cho một cơ quan ngôn luận hợp pháp của những người Cộng sản dự phòng cần thiết đối phó với tình huống xấu có thể xảy trong quá trình Nhành Lúa đấu tranh (bị đình bản). Đó là dự kiến đúng. Nhành Lúa vừa phát hành xong số 9 thì bị thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa. Đây cũng là lúc Kinh tế Tân văn trình làng trở lại sau 3 tháng “án binh”.

Đứng tên xin phép xuất bản tuần báo Nhành Lúa là ông Nguyễn Xuân Lữ, một người của Đảng. Còn đứng tên xin ra Báo Kinh tế Tân văn là ông Hồ Cát, một người cảm tình Cộng sản. Tuần báo Nhành Lúa có chủ nhiệm kiêm quản lý là ông Nguyễn Xuân Lữ và Tổng Thư ký Tòa soạn (tương tự Tổng Biên tập ngày nay) là nhà báo Cộng sản nổi tiếng Hải Triều - Nguyễn Khoa Văn. Chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Kinh tế Tân văn là ông Phạm Bá Nguyên, một cán bộ hoạt động bí mật của Đảng (số đặc biệt, ông Nguyên đảm nhiệm luôn công việc quản lý). Chỉ đạo nội dung, tham gia biên tập và trực tiếp viết bài vẫn là những cái tên Cộng sản quen thuộc: Hải Triều, Hải Thanh, Lâm Mộng Quang, Nguyễn Chí Diểu…

Trong đơn xin ra báo, ông Nguyễn Xuân Lữ không nêu tiêu chí cụ thể. Thế nhưng, ngay trong số báo đầu tiên, Nhành Lúa xác định là tuần báo “văn chương, lấy sự bênh vực anh em nghèo làm tôn chỉ” và phát động quần chúng đoàn kết đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tự do lập nghiệp đoàn báo giới. Tương tự, tuần báo Kinh tế Tân văn cũng xin phép ra báo thuần túy viết về kinh tế nhưng thực chất bên trong là cơ quan ngôn luận cách mạng, tờ báo chiến đấu của những ngươi Cộng sản Huế. Ngày 24/4/1937, viện cớ in sai tiêu chí xin phép, nhà cầm quyền đã cấm xuất bản tuần báo Kinh tế Tân văn.

Đôi điều suy nghĩ

Tuần báo Nhành Lúa rồi đến Kinh tế Tân văn bị cấm phát hành, Xứ ủy Trung Kỳ và tỉnh Thừa Thiên thống nhất chủ trương mua lại tờ báo Sông Hương và đổi tên thành Sông Hương tục bản của ông Phan Khôi đang bế tắc tài chính để ra báo “hợp pháp” mà khỏi cần xin phép chính quyền. Sau khi Sông Hương tục bản bị thu hồi giấy phép, năm 1938 Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tiếp tục vận động 2 ông Nguyễn Đan Quế và Nguyễn Xuân Quế đứng tên xin phép để ra tờ báo lấy tên Báo Dân. Và khi Báo Dân bị đình bản, Xứ ủy Trung Kỳ tiếp tục chỉ đạo một bộ phận biên tập viên ở Huế vào Sài Gòn để cùng với Đảng bộ Sài Gòn ra tuần báo Dân Tiến và sau đó là tờ Dân Muốn, tồn tại cho đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

Trong lịch sử xâm lược nước ta, thực dân Pháp luôn thực hiện chính sách cấm đoán và khủng bố báo chí cách mạng. Sự xuất hiện của Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn cùng với Sông Hương tục bản, Dân, Dân Tiến và Dân Muốn do thế thể hiện khả năng tận dụng cơ hội, sự quyết tâm và sự khôn khéo của việc sử dụng báo chí làm vũ khí đấu tranh cách mạng của Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Thừa Thiên. Khôn khéo của Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Thừa Thiên là đã biết “tùy cơ ứng biến”. Để qua mắt được kiểm duyệt của chính quyền thực dân, tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn (và sau đó là Báo Dân) được đứng tên tư nhân. Bên cạnh đó là mua lại măng set (Báo Sông Hương tục bản) và xin phép ở Sài Gòn (Dân Tiến, Dân Muốn). Không chỉ Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn mà toàn bộ các tờ báo vừa nêu đều là của Xứ ủy Trung Kỳ và Tỉnh ủy Thừa Thiên giai đoạn 1936 - 1939.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ở miền Nam nói chung và Huế nói riêng, bài học làm báo Nhành Lúa, Kinh tế Tân văn cũng được áp dụng và phát huy hiệu quả trong việc truyền thông đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng gắn với đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn đàn áp và nô dịch của địch. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bài học của Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn cũng được vận dụng và phát huy trong chỉ đạo xây dựng và phát triển sự nghiệp báo chí cách mạng gắn với đấu tranh chống lại các hoạt động chống phá của những thế lực thù địch.

Bài, ảnh: ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Không gian Gốm tự hào mang gốm sứ gắn kết chương trình ‘Cùng nhau giữ nước’"

Không Gian Gốm Bát Tràng tự hào là một trong những địa chỉ uy tín, chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ đa dạng và chất lượng tại Việt Nam. Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn, bài trí không gian thờ cúng và không gian sân vườn, tạo nên sự hài hòa và ấm cúng cho ngôi nhà của bạn.

Không gian Gốm tự hào mang gốm sứ gắn kết chương trình ‘Cùng nhau giữ nước’
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
Tự hào khi hát Quốc ca

Quốc ca là bài hát chính thức của Quốc gia trong các nghi lễ trọng thể, thể hiện khát vọng và ý chí hào hùng của dân tộc. Hát Quốc ca không chỉ là niềm tự hào, mà thể hiện lòng yêu nước của mỗi cá nhân.

Tự hào khi hát Quốc ca
55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA BÁC HỒ (9/1969 - 9/2024)
Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Năm 2024, tròn 55 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Đây là văn kiện vô giá, là “kim chỉ nam” cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Return to top