ClockThứ Năm, 02/02/2012 19:06

Niềm tin mới

TTH - Không phải ngẫu nhiên mà Thừa Thiên Huế được chọn làm nơi đăng cai cho Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012, một sự kiện mang tầm cỡ quốc gia.

Một thời là kinh đô của đất nước, Thừa Thiên Huế với thành phố Huế là trung tâm là vùng đất di sản, hình ảnh tiêu biểu cho một nước Việt Nam ngàn năm văn hiến đang trên đường hội nhập và phát triển. Du lịch Thừa Thiên Huế đã có được những chuyển mình và dấu ấn đáng ghi nhận trong việc khai thác nguồn tiềm năng to lớn có được. Vậy nhưng, hơn bao giờ hết, du lịch Huế đang đứng trước những thử thách với những bài toán khó đặt ra cần tìm ra lời giải để xứng đáng với vị thế hàng đầu quốc gia. Đó cũng là một hình ảnh chung về bức tranh du lịch của cả vùng đất Duyên hải miền Trung. Năm Du lịch quốc gia duyên hải miền Trung với chương trình lớn gồm 31 họat động văn hóa, du lịch, thể thao diễn ra tại Huế và nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó điểm nhấn là Festival Huế 2012. Riêng với Thừa Thiên Huế, đó được xem là cơ hội để quảng bá hình ảnh, mở rộng hợp tác, với mục tiêu thu hút từ 2 đến 2,5 triệu lượt khách, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam với thế giới.

Tối 30/1/2012 (mồng 8 Tết Nhâm Thìn), trong không khí của một ngày đầu Xuân, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Cao đã đánh những tiếng trống đầu tiên khai hội, mở đầu cho Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012. Ngay sau đó, sáng 31-1, lễ hội “Đền Huyền Trân năm 2012” rất được mong đợi cũng chính thức mở màn tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân ở núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP Huế. Những ngày này, ở Thừa Thiên Huế ngập tràn một không gian văn hóa, du lịch và lễ hội. Những con số thống kê cũng làm ấm áp lòng người. Sơ bộ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, Huế đã đón được hơn 51.000 lượt khách, trong đó có 27.000 lượt khách quốc tế, tăng 40% so với Tết năm 2011. 

Cơ hội lớn lao và những khởi động vui của du lịch địa phương trong Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 đã tạo ra một niềm tin mới về sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà nói chung và ngành kinh tế “không khói” du lịch nói riêng. Sự tăng tưởng về lượng khách đến hay doanh thu có được là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, điều mong chờ lớn hơn vẫn là sự thay đổi cơ bản trong nếp nghĩ và cách làm để tạo nên sự phát triển mang tính bền vững, xây dựng nên một thương hiệu hấp dẫn cho ngành du lịch ở vùng đất Thừa Thiên Huế giàu tiềm năng.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I - năm 2024:
30 tác phẩm xuất sắc được trao thưởng

Chiều 18/11, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I - năm 2024.

30 tác phẩm xuất sắc được trao thưởng
Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị, đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, cách làm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, bảo đảm phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới
Return to top