ClockThứ Hai, 16/11/2020 09:01

Tập trung đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

TTH - Từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng trong lực lượng biên phòng tỉnh tập trung cụ thể hóa chủ trương lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mặt công tác sát với tình hình của địa phương, đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ra mắt Ban Chấp hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XVITăng cường công tác tuyên truyền Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI

Thiết thực giúp dân vùng biên phát triển chăn nuôi gia súc

Đồn mạnh trên cơ sở xã mạnh

Sau 30 phút giao ban, tổ công tác do Trung tá Hồ Văn Hằng, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân làm tổ trưởng bủa về xã Trung Sơn (huyện A Lưới) làm nhiệm vụ kết hợp củng cố cơ sở chính trị và tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tại thôn A Niêng Lê Triêng 1, các anh cùng với chi bộ thôn và cán bộ khuyến nông giúp dân khắc phục diện tích sản xuất bị thiệt hại do bão lũ; đồng thời, triển khai cho bà con quy trình xây dựng mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng, rừng. Sau khi tuyên truyền về chủ trương và hướng dẫn bà con các khâu kỹ thuật, cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác cùng cuốc đất, đắp ao với bà con.

Ông Hồ Văn Ngun ở thôn A Niêng Lê Triêng 1 kể: “Về với bà con, ngày thì các anh tuyên truyền mọi người loại bỏ tập tục du canh, xâm canh trên địa bàn biên giới, ngày thì các anh lại tỉ mỉ hướng dẫn đồng bào các khâu chăm sóc cây trồng, vật nuôi…”.

Thượng tá Hồ Văn Hiệp, Chính trị viên, Bí thư Đảng ủy Đồn BPCK Hồng Vân cho biết, cùng với việc cụ thể hóa chủ trương lãnh đạo công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới, xây dựng cơ sở biên phòng vững mạnh toàn diện, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh xác định công tác giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.

Để cụ thể hóa chủ trương này, đơn vị xây dựng nghị quyết chuyên đề lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả; thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác vận động quần chúng về kiến thức khuyến nông, khuyến lâm nhằm giúp cán bộ, chiến sĩ phục vụ tốt công tác ở địa bàn.

Đảng ủy Đồn BPCK Hồng Vân là một trong các đơn vị được đánh giá sớm chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống với nội dung trọng tâm. Mỗi mặt công tác, Đảng ủy đều có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó, đáng chú ý là chủ trương lãnh đạo gắn nhiệm vụ chính trị của đơn vị với tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương theo phương châm “Đồn mạnh trên cơ sở xã mạnh”.

Phù hợp nhiệm vụ, tình hình thực tế

Xác định công tác bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển thuộc địa bàn thị trấn Thuận An và các xã Phú Thuận, Phú Hải (huyện Phú Vang) là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt, ngay sau khi có Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh (nhiệm kỳ 2020 - 2025), Đảng ủy Đồn BPCK cảng Thuận An xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể hóa và tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ học tập nắm vững các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh công tác biên phòng của cấp trên và của đơn vị. Cấp ủy, chỉ huy đơn vị thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn để đề ra chủ trương lãnh đạo phù hợp với từng thời điểm.

Thiếu tá Lê Văn Tuấn, Chính trị viên, Bí thư Đảng ủy Đồn BPCK cảng Thuận An cho biết: Từ nghị quyết của cấp ủy các cấp, Đảng ủy đã lãnh đạo đơn vị xây dựng hệ thống văn kiện, kế hoạch chiến đấu đảm bảo đúng quy định. Đối với công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn luôn được đơn vị quan tâm chỉ đạo và có kế hoạch tổ chức huấn luyện, diễn tập cụ thể.

Để triển khai nghị quyết của Đảng ủy BĐBP tỉnh về công tác bảo vệ biên giới vùng biển đảo, cấp ủy, Ban chỉ huy các đồn biên phòng tuyến biển chủ động xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế, giao trách nhiệm cho đội vận động quần chúng tiếp cận với ngư dân, lắng nghe các ý kiến đề xuất của ngư dân, đồng thời nhân rộng mô hình “Tổ tàu thuyền đoàn kết trên biển”. Nhờ vậy, lực lượng dân quân biển ở các tổ tàu thuyền ngày càng hùng hậu, họ liên kết hỗ trợ nhau trong đánh bắt và tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển, gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển đảo...

Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết: Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy BĐBP tỉnh, cấp ủy các đơn vị trên hai tuyến biên phòng xây dựng chương trình hành động, tập trung gắn nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia với phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp chặt chẽ và tham mưu đắc lực, có hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền các địa phương giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển đảo.

"Với mục tiêu xuyên suốt là hướng về cơ sở xây dựng các xã, thị trấn biên giới vững mạnh toàn diện, ngay sau Đại hội, Đảng ủy BĐBP tỉnh tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp trên cơ sở xây dựng, bổ sung quy chế làm việc, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Mặt khác, chú trọng việc gắn bó với Nhân dân, với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị ở địa phương nhằm làm tốt công tác dân vận, chủ động, linh hoạt vận dụng sáng tạo đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, tạo nên sức mạnh quân với dân một ý chí", Đại tá Lê Văn Nguyên nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

Bên cạnh việc ban hành các nghị quyết (NQ) đáp ứng yêu cầu phát triển, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua tiếp tục được đổi mới. Không chỉ xây dựng các chương trình giám sát phù hợp mà thực tiễn giám sát đã “chạm” đến các vấn đề được cử tri quan tâm. Đặc biệt, các đại biểu HĐND tiến hành chất vấn “nóng” quá trình thực hiện các NQ do HĐND tỉnh ban hành.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3 Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Return to top