ClockThứ Năm, 05/11/2020 10:40

Xây dựng Đảng vững mạnh là nhiệm vụ then chốt

TTH - Ngày 31/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết: “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”. Bài viết thể hiện sự trăn trở, quan tâm sâu sắc của người đứng đầu Đảng và Nhà nước về những nhiệm vụ trọng tâm chuẩn bị cho Đại hội XIII và định hướng phát triển đất nước.

Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới

1. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã có 2 bài biết quan trọng. Bên cạnh những nhiệm vụ chiến lược thì công tác xây dựng Đảng vững mạnh là một trong những nhiệm vụ có tính sống còn. Một trong những nội dung được nêu rõ: “Tư tưởng chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta trong giai đoạn tới là phát triển nhanh và bền vững, bảo đảm gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Như vậy, xác định công tác xây dựng Đảng được đặt ra trở thành một nhiệm vụ chiến lược, có tính quyết định. Yêu cầu đặt ra là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Dù những vấn đề đó đã chỉ đạo lâu nay nhưng được nhấn mạnh trên tinh thần chuẩn bị cho một giai đoạn mới.

Trong giai đoạn hiện nay có 2 vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đó là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” và công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Trong mọi thời kỳ, công tác tổ chức và cán bộ của Đảng luôn là vấn đề trọng yếu, góp phần quyết định thành công của cách mạng. Xây dựng Đảng vững mạnh trước hết phải bảo vệ nền tảng tư tưởng mà Đảng ta đã lựa chọn, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cần khẳng định chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhân dân ta lựa chọn là con đường đúng đắn, phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Rút bài học từ sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ) để chỉ ra được nguyên nhân còn yếu kém về công tác tư tưởng và tổ chức. Đó chính là suy thoái về tư tưởng chính trị, phản bội lý tưởng dẫn đến chống Đảng,  chống chế độ...

Nhiệm kỳ XII có nhiều dấu ấn đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng tầm vị thế của đất nước lên tầng cao với nhiều thành tựu to lớn. Nhưng bên cạnh đó không ít những mảng tối được phát sinh từ những vụ tham nhũng, lãng phí, cố ý làm trái. Đáng buồn nhất những kẻ vi phạm chính là những cốt cán, những đảng viên có chức quyền trong bộ máy của hệ thống chính trị. Trong số đó không ít người có công lao đối với đất nước, tướng lĩnh công an, quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang nhưng đã thoái hóa, biến chất, bị tấn công bởi những “viên đạn bọc đường”, trở thành tội đồ của Đảng, của Nhân dân. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/9 có nêu 75.000 tỷ đồng cần thu hồi trong năm 2020. Đó là gì nếu không phải là ngân sách Nhà nước bị cố ý làm trái, tham nhũng, lãng phí. Đó chỉ mới là con số trong  một năm! Những vụ án cố ý làm trái, tham nhũng bị đưa ra xét xử trong thời gian qua số tiền Nhà nước bị “bốc hơi” với những con số hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Đó là những con số rất lớn mà Nhà nước chắt chiu từng khoản cho trả nợ quốc tế và đầu tư phát triển. Những người gây ra thiệt hại là đảng viên, cán bộ có chức quyền là điều đáng quan tâm nhất của Đảng và Nhân dân đối với “giặc nội xâm” này. Sai phạm của họ không chỉ là thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Đảng, niềm tin của Nhân dân với đường lối phát triển đất nước.

3. Mục tiêu đặt ra đến năm 2030  (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng) đưa nước ta có mức thu nhập trung bình cao, hướng đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm Quốc khánh nước Việt Nam) đứng vào hàng ngũ các nước phát triển. Những bài học kinh nghiệm mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết đã có đến 3 vấn đề về xây dựng Đảng, hiệu lực lãnh đạo của Nhà nước và công tác cán bộ. Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt và là đòn bẩy cho phát triển. Không xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, vươn lên ngang tầm sẽ là có tội với đất nước, với Nhân dân, làm mất vai trò lãnh đạo. Thực tiễn đã khẳng định: Ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua khó khăn, thử thách. Trong giai đoạn mới vai trò đó cần được thể hiện mạnh mẽ hơn nữa trước tiền đồ phát triển của  đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Những thành quả đó có được không phải dễ dàng, đường đi lên không được rải hoa hồng mà chính là từ quyết tâm chính trị của Đảng, của những người đảng viên chân chính.

 Xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, lấy lại niềm tin của Nhân dân là nhiệm vụ then chốt trong giai đoạn mới. Đó cũng chính là tâm nguyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi gắm đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong bài viết của mình.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH (15/12/1964 – 15/12/2024)
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu

Xây dựng Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh trong sạch, vững mạnh (TSVM) tiêu biểu là nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt quan trọng, có tính nguyên tắc, chủ đạo trong tình hình mới. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đơn vị nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu
Phong Điền:
Dự ước có 9/12 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra

Ngày 13/12, Hội đồng Nhân dân (HĐND) huyện Phong Điền tổ chức kỳ họp thứ 9, khóa VII nhiệm kỳ 2021-2026, nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024, đề ra nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Đồng thời xem xét, quyết định các nội dung quan trọng đang đặt ra ở địa phương.

Dự ước có 9 12 chỉ tiêu đạt, vượt kế hoạch đề ra
KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH (15/12/1964 – 15/12/2024)
Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh

Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, là tuyến đầu, là “phên dậu”, là cửa ngõ của mỗi quốc gia; được xây dựng, quản lý và bảo vệ cả thời bình và thời chiến. Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Thừa Thiên Huế đã nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng khu vực biên giới tỉnh ngày càng vững mạnh.

Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh
Return to top