ClockThứ Tư, 29/11/2017 11:46

Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) cần sát tình hình thực tiễn cơ sở

TTH.VN - Việc học tập, quán triệt không chỉ đòi hỏi phải nắm chắc nội dung, mà cần có sự liên hệ với tình hình cụ thể của từng đơn vị, địa phương; từ đó, xây dựng nhiệm vụ, đề ra chương trình hành động, nỗ lực đưa nghị quyết vào cuộc sống... là một trong những yêu cầu của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng tại hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) diễn ra sáng 29/11.

Phú Lộc: Thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIHội nghị Trung ương 6 (khóa XII): Những điểm nhấn quan trọngHội nghị Trung ương 6 khóa XII: Thảo luận về đổi mới, nâng cao hiệu quả bộ máyKhai mạc hội nghị Trung ương 6

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Thừa Thiên Huế. 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà phát biểu tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đề nghị các đại biểu nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, sâu sắc nghị quyết. Qua đó nhấn mạnh, đây là những quyết sách quan trọng đề cập đến những vấn đề quan trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách, vừa cụ thể hóa những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra. Do vậy, cần tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả học tập, quán triệt và tuyên truyền thực hiện nghị quyết. Cần bố trí thời gian thảo luận, liên hệ thực tiễn địa phương, đơn vị và kiên quyết khắc phục bệnh ngại học, lười học nghị quyết, học hình thức, chiếu lệ.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt tham dự hội nghị

Với tinh thần đó, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà lưu ý với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, chủ chốt trong toàn tỉnh tham dự hội nghị cần khẩn trương nghiên cứu kế hoạch của Tỉnh ủy, bám sát tình hình thực tiễn tại cơ sở, xây dựng kế hoạch để triển khai Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) ở cấp mình đạt hiệu quả cao nhất.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với các ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát một số đảng bộ, địa phương, đơn vị về tổ chức học tập và xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Các cấp ủy Đảng kịp thời uốn nắn những hạn chế, thiếu sót để việc triển khai thực hiện đi vào thực chất, hiệu quả; gắn thực hiện nghị quyết với nhiệm vụ chính trị mà các cấp, ngành, địa phương, đơn vị đã đề ra.

Trong thời gian 1,5 ngày, đội ngũ cán bộ, chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở được học tập, quán triệt 3 chuyên đề: “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

Bên cạnh việc ban hành các nghị quyết (NQ) đáp ứng yêu cầu phát triển, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua tiếp tục được đổi mới. Không chỉ xây dựng các chương trình giám sát phù hợp mà thực tiễn giám sát đã “chạm” đến các vấn đề được cử tri quan tâm. Đặc biệt, các đại biểu HĐND tiến hành chất vấn “nóng” quá trình thực hiện các NQ do HĐND tỉnh ban hành.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3 Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Return to top