ClockThứ Năm, 21/06/2018 21:27

Xốc lại kỷ cương, kỷ luật hành chính để giải quyết công việc trôi chảy hơn

TTH - Thu ngân sách trên địa bàn bình quân ước đạt 6.660 tỷ đồng/năm, tăng bình quân ước 9,3%/năm và tăng 29% so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015, nhưng mức tăng thu ngân sách chưa ổn định, còn phụ thuộc vào thu tiền sử dụng đất.

Kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, vận hành Hệ thống trang thông tin điều hành tác nghiệpTư vấn về cải cách hành chính phải đặt lợi tích công dân, tổ chức lên hàng đầuTrung tâm hành chính công tỉnh đi vào hoạt động trong quý 2/2017

Đồng chí Lê Trường Lưu UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ đạo như vậy tại buổi làm việc vào sáng 21/6 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nhằm đánh giá báo cáo giữa kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và một số nhiệm vụ trọng tâm khác. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ…

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu tại buổi làm việc

Cơ cấu kinh tế phát triển tích cực theo lợi thế so sánh

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2018 ước đạt 7,41%/năm (kế hoạch 2016-2020 là 9%/năm theo phương pháp cũ); cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của cả nước 6,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh trên cơ sở các lợi thế so sánh của tỉnh. Trong đó, tỷ trọng các khu vực dịch vụ từ 47,93% (năm 2015) lên 50,91% (ước năm 2018); công nghiệp - xây dựng từ 30,59% lên 31,48%; nông nghiệp giảm từ 13,0% xuống 10,83%. Hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển du lịch, không gian đô thị từng bước được đầu tư hoàn thiện, đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ.

Thu ngân sách trên địa bàn bình quân ước đạt 6.660 tỷ đồng/năm, tăng bình quân ước 9,3%/năm và tăng 29% so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015, nhưng mức tăng thu ngân sách chưa ổn định, còn phụ thuộc vào thu tiền sử dụng đất. Chi ngân sách nhà nước bình quân đạt 9.403 tỷ đồng/năm, tăng bình quân ước 8,74%/năm; tăng 28,3% so với bình quân giai đoạn 2011– 2015. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn này ước đạt 56,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,9%/năm, thấp hơn mức tăng của giai đoạn 2011 – 2015 là 14%/năm và thấp hơn kế hoạch 15%.

Ước tính thời kỳ này có trên 2.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng bình quân 9,55%/năm, số vốn đăng ký đạt 9.178 tỷ đồng, tăng 5% so giai đoạn 2011-2015; và thu hút được 139 dự án mới đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó 18 dự án FDI với vốn đăng ký 21,6 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn đầu tư dự án Casino Laguna từ 875 triệu USD lên 2 tỷ USD. Đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, nổi bật nhất là đưa Tổ hợp trung tâm thương mại và khách sạn Vinpearl đi vào hoạt động.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, đó là quy mô nền kinh tế nhỏ, tốc độ tăng trưởng thấp, năng suất lao động xã hội chưa cao; thu ngân sách còn thấp do sản xuất công nghiệp ít chuyển biến về năng lực mới, khu vực dịch vụ thiếu các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; công tác xã hội hoá trong lĩnh vực khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hoá và hoạt động văn hoá còn khó khăn, vướng mắc; thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất khu công nghệ cao; quan hệ giữa các ngành của tỉnh với các đơn vị Trung ương trên địa bàn tuy đã có bước chuyển biến đáng kể, song vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng nên vẫn chưa phát huy sức mạnh tổng thể của tất cả các lực lượng trên địa bàn.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng và thành viên UBND tỉnh nhằm đánh giá lại tình hình thực hiện nhiệm vụ và quan trọng hơn là “sốc lại kỷ cương, kỷ luật hành chính để cùng đồng lòng giải quyết công việc tốt hơn, trôi chảy hơn”. Đánh giá về tình hình thực hiện kinh tế- xã hội thời gian qua, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, tăng trưởng kinh tế nói chung và 6 tháng đầu năm 2018 chưa đạt như kỳ vọng, vẫn còn nhiều khó khăn, đối chiếu với nhiều nhiệm kỳ trước vẫn có nhiều chỉ tiêu chưa đạt được. Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, từ nay cho đến cuối nhiệm kỳ đòi hỏi các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn.  

Phân tích một số “điểm nghẽn” cụ thể trong sự phát triển, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, cách thức kêu gọi đầu tư cần chuẩn bị tốt hơn, kỹ hơn. Khi kiện toàn lại bộ máy trung tâm xúc tiến đầu tư cần chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Dự án đầu tư vào rồi giờ có triển khai hay không cũng cần xem lại, HĐND tỉnh đã có nghị quyết là cái “gậy” để thu hồi các dự án. Vẫn biết đây là vấn đề “nhạy cảm”, thông cảm với các nhà đầu tư một vài thời điểm khó khăn nhưng đến giới hạn cho phép vẫn không làm cần kiên quyết thu hồi. Bên cạnh đó, các dự án động lực của tỉnh cần tập trung triển khai tăng thu ngân sách, để phát triển. Phải tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Về công tác quy hoạch, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho rằng, đây là vấn đề được nói nhiều, cần dự báo tình hình tăng trưởng trong vài năm như thế nào, có đủ quy mô không để quyết tâm làm, để trong định hướng đầu tư, phát triển bảo đảm hiệu quả. Vấn đề quy hoạch đô thị, cần chú trọng đến quy hoạch đường sá, bãi đỗ xe. Kể cả các quy hoạch khác cũng cần có tầm nhìn xa hơn. “Ví dụ khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô trước đây quy hoạch rất hoành tráng, dân dồn ra đô thị, khu tái định cư liệu có ổn không? Nên cũng phải có bước điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo an sinh, lợi ích của người dân và đảm bảo cho lợi ích nhà đầu tư, của tỉnh. Cơ chế đền bù, giá cả đền bù cũng cần xem lại, mạnh dạn sửa đổi để tiệm cận với thị trường chung.

 Tồn tại cần tháo gỡ là sản xuất công nghiệp ít chuyển biến về năng lực mới, vẫn chủ yếu dựa vào bia, điện, xi măng và dệt may. (Trong ảnh: Sản phẩm dệt may chủ lực tại Công ty CP Dệt may Huế)

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu

Liên quan đến vấn đề bán nhà công sản trên địa bàn tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy nói: “Đề nghị UBND tỉnh xem lại tất cả các dự án bán nhà công sản trên địa bàn thành phố và các vị trí “đất vàng” ở các thị trấn, thị tứ tạm dừng lại, rà soát lại xem cái gì cần thì làm, cái gì không cần thì tạm dừng”.

Nói về vận hành bộ máy, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu, của “tư lệnh ngành” khi có tình trạng, nói thì đầy đủ nhưng thực hiện vẫn ì ạch, lúng túng. Đề nghị cần có cuộc kiểm tra giám sát của cấp ủy đối với các đồng chí chủ chốt thuộc diện Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Vì sao “tư lệnh ngành” lại để chậm cái này, chậm cái khác, cần kiểm tra, kiểm soát bộ máy ở dưới có cọc cạch hay không. Các “Tư lệnh ngành” cũng cần phát huy tốt công tác đối ngoại và tham mưu tốt trên lĩnh vực của mình cho lãnh đạo tỉnh.

Về sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho rằng đây là một cuộc cách mạng, đội ngũ cán bộ chủ chốt cần phải kiên quyết, nếu không kiên quyết sẽ không làm được. Đừng nói “các anh sắp xếp, còn tôi không sắp xếp, tôi ổn rồi” là không được. Tháng 7/2018, Trung ương sẽ có cuộc kiểm tra tại tỉnh về công tác này. Các ngành cũng cần rà soát lại xem đã có kế hoạch gì chưa, đã khởi động chưa, có sắp xếp được gì chưa. Việc sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ cũng phải chặt chẽ hơn, đầy đủ tiêu chuẩn hơn. Thi tuyển cán bộ, công chức sẽ tiến tới đại trà sau khi rút kinh nghiệm qua kỳ thi vừa qua, nhằm lựa chọn cán bộ lãnh đạo có kỹ năng, nhiệt huyết khi tiếp xúc với dân, với doanh nghiệp trôi chảy.

Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý, cả hệ thống chính trị cần phát huy vai trò, làm tốt hơn công tác vận động quần chúng, gần dân, sát dân nắm tình hình, đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Rà soát tình hình triển khai các dự án đầu tư đã cấp phép

Hơn 15 năm qua, tỉnh đã thu hút và cấp phép cho 544 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 168.259 tỷ đồng. Trong đó, có 285 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 33.637 tỷ đồng; 180 dự án đang triển khai với tổng vốn đăng ký 56.257 tỷ đồng, 46 dự án đã ngừng hoạt động với tổng vốn đăng ký 13.140 tỷ đồng và 37 dự án đã thu hồi với tổng vốn đăng ký 5.225 tỷ đồng.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Return to top