ClockThứ Bảy, 26/09/2015 07:06

Xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm, làm trong sạch bộ máy công quyền

TTH - Qua theo dõi, nghiên cứu Dự thảo “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”, tôi thấy trong 5 năm qua đất nước ta có nhiều đổi thay có tính lịch sử, trong điều kiện tình hình trong nước cũng như thế giới có nhiều biến động phức tạp. Tôi rất đồng tình với đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và nhìn lại 30 năm đổi mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhất là các thành tựu quan trọng đã đạt được. Đặc biệt đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện 3 đột phá chiến lược được tập trung thực hiện mở ra nhiều triển vọng phát triển. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng cao. Đã xây dựng và ban hành Hiến pháp năm 2013.

Thành quả đạt được khá toàn diện, nhưng những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế, của cơ chế quản lý, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Tình trạng cát cứ, lợi ích nhóm, cục bộ còn diễn ra ở một số địa phương, ngành có tác động đến khả năng phát triển của nền kinh tế. Đảng, Nhà nước, toàn xã hội đã quan tâm đến an sinh xã hội, chăm lo gia đình chính sách, hộ nghèo, song dân chủ xã hội trong thực tế chưa được chú trọng đúng mức; một số chủ trương, chính sách chưa phù hợp thực tiễn cuộc sống. Các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở chưa phát huy tốt vai trò tổ chức, giáo dục, vận động quần chúng Nhân dân; chưa làm tốt chức năng phản biện xã hội giúp Đảng kịp thời điều chỉnh các chủ trương, chính sách chưa phù hợp. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa tiếp thu tốt những ý kiến, đề xuất tâm huyết của các tầng lớp Nhân dân.

Trong 5 kinh nghiệm được rút ra, bài học thứ nhất bao trùm toàn diện từ công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phải phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo sự nhất trí trong Đảng, đây là vấn đề sống còn của Đảng và của chế độ, là tiền đề để tạo sự đồng thuận trong xã hội. Công tác tổ chức cán bộ là yếu tố quyết định khi mà đường lối, chủ trương, chính sách đúng. Vì vậy, sắp đến công tác tổ chức cán bộ phải tạo được chuyển biến mạnh mẽ; kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm, làm trong sạch trong Đảng, trong bộ máy công quyền.

Tôi nhất trí cao với 5 bài học kinh nghiệm được rút ra trong nhiệm kỳ qua và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại hội XII cần đề ra các biện pháp, giải pháp mạnh mẽ trên cơ sở các bài học đã rút ra, tạo được niềm tin trong toàn Đảng và trong toàn xã hội, nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới có bước phát triển mạnh mẽ và sớm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Hải Huế (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Không phải “gồng mình” thưởng tết

Những tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh từ đầu năm giúp nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may không phải “gồng mình” để thưởng tết cho người lao động như từng xảy ra ở một số năm trước.

Không phải “gồng mình” thưởng tết
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Chậm đóng bảo hiểm: Công khai danh sách các đơn vị kéo dài

11 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 1.654/4.107 doanh nghiệp (DN) chậm đóng các loại hình bảo hiểm với tổng số tiền chậm lên đến 335.141 triệu đồng, tăng 44.334 triệu đồng so với tháng trước. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, bà Bùi Thị Thu Lý.

Chậm đóng bảo hiểm Công khai danh sách các đơn vị kéo dài

TIN MỚI

Return to top