ClockThứ Hai, 11/01/2016 08:52

Du lịch còn để chia sẻ

TTH - Du lịch kết hợp với công tác thiện nguyện được xem là cầu nối gắn kết du khách với các điểm đến nhiều hơn, qua đó, thể hiện tính trách nhiệm đối với cộng đồng của mỗi du khách và ngành du lịch.

Tham gia công tác từ thiện, các công ty lữ hành cũng thể hiện trách nhiệm đối với điểm đến. (Ảnh: HGH Travel)

Nhiều cách làm hay

Qua tìm hiểu tại Huetourist, trung bình mỗi tháng vào mùa cao điểm, công ty có vài tour tham gia du lịch cộng đồng tại huyện A Lưới và Nam Đông. Hầu hết các tour đều có tổ chức những buổi sinh hoạt, giao lưu và trao quà cho trẻ em, hộ nghèo tại hai địa phương này. Chị Võ Thị Thảo An, Công ty Huetourist cho biết: “Mỗi đoàn khách có những món quà khác nhau, như áo quần, sách vở, gạo và có khi chỉ là những món quà bánh kẹo đơn giản. Song, dù món quà có giá trị hay chỉ mang tính tinh thần đều để lại nhiều ấn tượng cho người dân. Đặc biệt, đối với những vùng cao như A Lưới và Nam Đông vào ban đêm còn thiếu nhiều hình thức vui chơi, giải trí thì những đêm đốt lửa trại, du khách và người dân vui vẻ bên nhau trở thành “món ăn” tinh thần lành mạnh và thật sự ý nghĩa”.

“Có một kỷ niệm rất đẹp và sau đó đã trở thành truyền thống giữa chúng tôi và tiểu thương chợ Đông Ba. Đó là trong một lần đưa tiểu thương lên du lịch ở Nam Đông, khi thấy công ty trao một số quà cho bà con thì các tiểu thương ủng hộ ngay và góp thêm tiền mua quà tặng. Sau chuyến du lịch, các tiểu thương vô cùng ấn tượng, họ truyền tin nhau và đã thành lập được một quỹ từ thiện. Đến nay các tiểu thương vẫn kết hợp với công ty trao quà cho người dân các vùng khó khăn”, chị Hoàng Thị Thúy, Trưởng Bộ phận điều hành tour, công ty Eagletourist chia sẻ.

Du khách giao lưu và tặng quà tại huyện Nam Đông

Chị Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Hương Giang Travel cho biết: “Trong những tour du lịch cộng đồng, hoạt động từ thiện luôn để lại ấn tượng cho du khách. Tùy từng dòng khách và đối tượng tiếp nhận mà có cách từ thiện khác nhau. Ở các trường học thì chúng tôi sẽ liên hệ trước, nếu họ thiếu vật dụng gì thì du khách sẽ góp tiền để mua, như ti vi, tủ lạnh, sách vở… Một cách từ thiện khác rất nhẹ nhàng nhưng lại rất ý nghĩa, đó là trong 3 bữa ăn mà du khách đặt thì họ chỉ ăn 2 bữa, bữa còn lại chỉ ăn nhẹ, số tiền dư ra sẽ làm từ thiện. Hay khi đến một cơ sở nào đó, du khách sẽ ăn chung với trẻ em và người dân, với suất ăn chỉ khoảng 20.000 đồng, số tiền còn lại một bữa ăn khoảng 10USD thì họ để lại cho cơ sở”.

Bên tách trà nóng ông Phạm Bá Vương, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh chia sẻ khá nhiều kỷ niệm qua nhiều năm làm công tác từ thiện. “Khách đến làm từ thiện rất đa dạng, là các tổ chức, những bạn sinh viên nước ngoài, các cá nhân… Nhiều du khách đã tự tìm đến Hội để kết hợp làm từ thiện từ số tiền họ tiết kiệm được trong chuyến du lịch. Trong đó, ấn tượng hơn du khách trước khi lên máy bay về nước, còn bao nhiêu tiền Việt họ tặng cho Hội, nhiều ít khác nhau, nhưng đó là tình cảm chân thành, tốt đẹp của du khách khi đến với Huế”, ông Vương tâm sự.

Du lịch có trách nhiệm

Tại hội thảo “Phát triển du lịch trách nhiệm và bền vững” diễn ra gần đây ở Quảng Nam, ngành du lịch Huế đã giới thiệu một số ý tưởng và sản phẩm du lịch đã được thực hiện gắn với cộng đồng, trong đó, sản phẩm du lịch từ thiện được đánh giá rất cao khi thể hiện được tính trách nhiệm cao của du lịch đối với cộng đồng tại điểm đến. 

Ông Trần Viết Lực, Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: “Hiện nay, du lịch từ thiện ở Huế đã hình thành và không thể thiếu trong những tour du lịch, đặc biệt là du lịch gắn với cộng đồng. Du lịch từ thiện có thể chia thành hai hình thức khác nhau, đó là từ thiện theo hướng độc lập (du khách đến nhằm mục đích duy nhất là đi làm từ thiện) và du lịch từ thiện gắn với một loại hình khác. Du khách khi tham gia tour từ thiện sẽ không nhận được bất kỳ một khoản lợi nhuận nào, hơn thế họ còn đóng góp cả về mặt tài chính và phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau”.

Cũng theo ông Trần Viết Lực, phát triển du lịch theo hướng du lịch có trách nhiệm luôn được chú trọng, đặc biệt hơn khi các loại hình du lịch từ thiện dễ được thực hiện khi không cần phải đầu tư tốn kém nhiều về cơ sở vật chất, các tiện nghi du lịch không cần phải hoành tráng. Đổi lại là sự chủ động trong chiến lược truyền thông, xây dựng thương hiệu của điểm đến chính là yếu tố quyết định hàng đầu cho tour du lịch từ thiện. Sự chân thật về mọi mặt, từ vốn thiên nhiên, đến di sản văn hóa, lòng hiếu khách của người dân bản địa, đặc biệt là văn hóa độc đáo của người xứ Huế rất hiền hòa, thân thiện chính là những thế mạnh để thu hút hơn nữa khi khách khi đến Huế và tham gia làm từ thiện.

Ông Phạm Bá Vương cho hay, đa số những đoàn khách khi đến kết hợp với Hội để làm từ thiện do các cơ quan chức năng giới thiệu, còn khách từ các công ty lữ hành du lịch chưa được nhiều. Nếu được thì các bên cần kết nối lại để công tác thiện nguyện được tổ chức hợp lý, đúng người, đúng đối tượng hơn. Thời gian tới, nếu các công ty du lịch liên hệ với Hội về việc làm từ thiện thì Hội sẵn sàng hợp tác. Đây chính là nguồn lâu dài trong tương lai nếu sự phối hợp tốt.

Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top