ClockThứ Tư, 24/02/2021 06:45

“Hệ sinh thái” du lịch đẳng cấp

TTH - Du lịch Huế được giao nhiệm vụ vô cùng quan trọng khi phải trở thành động lực kinh tế của Thừa Thiên Huế trong tiến trình phát triển, gắn với việc xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Du lịch Huế hướng đến đẳng cấp, chất lượng dựa vào văn hóa, di sảnCần sản phẩm đẳng cấp cho dòng khách chi trả cao

Xích lô Huế cần nhiều thay đổi về hình thức để hướng đến chất lượng

Thời điểm để chuyển mình

Tại hội nghị triển khai các nhiệm vụ của ngành du lịch Huế 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, động lực phát triển của Huế trong những năm tiếp theo chính là du lịch và đây cũng là định hướng trong lộ trình xây dựng Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên các thế mạnh về văn hóa, di sản, cảnh quan và con người; khẳng định vai trò là trung tâm du lịch quan trọng hàng đầu trong khu vực. Để thể hiện vai trò động lực này, du lịch Huế trong thời gian đến phải hướng đến đẳng cấp, dựa trên nền tảng văn hóa – di sản.

Trên thực tế, du lịch đẳng cấp, chất lượng là xu hướng mà tất cả các điểm đến phải hướng tới, bởi chính nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch; phát huy tối đa các lợi thế, tăng nguồn thu, giữ chân du khách; hạn chế được những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch gây ra đối với di sản, cảnh quan, môi trường, giảm sức tải cho các điểm đến. Một điều quan trọng nữa đối với Huế, khi du lịch hướng đến đẳng cấp là nền tảng để bảo tồn di sản, phát huy những giá trị mang tính chiều sâu.

Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế phân tích, xu hướng của du lịch là tạo ra một môi trường phục vụ du lịch đa sắc tộc, đa văn hóa nhưng chất lượng dịch vụ đòi hỏi đồng nhất; chất lượng dịch vụ du lịch đòi hỏi mang tính quốc tế và yêu cầu ngày càng cao; nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu về những dịch vụ mới trong ngành du lịch; xu hướng nghỉ dưỡng, hưởng thụ tăng cao so với tham quan, khám phá như trước… Điều này dẫn đến hai trường hợp, một là bắt kịp xu hướng, điểm đến sẽ “bứt” lên một cách mạnh mẽ; hai là không bắt nhịp, sẽ dần bị bỏ lại trong cuộc cạnh tranh về chất lượng.

Từ những yếu tố khách quan và chủ quan, đây chính là thời điểm để du lịch Huế chuyển mình, thay đổi, hướng đến đẳng cấp, khác biệt. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá, Huế có 3 lợi thế lớn: di sản, đầm phá và con người; trong 3 thế mạnh đó, có 2 lĩnh vực về du lịch là một Cố đô di sản và đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Những tồn tại của du lịch vẫn còn đó, quá trình thay đổi, chuyển mình sẽ khó, nhưng phải làm. Điều quan trọng là đổi mới tư duy trong nhận thức và cách thức khai thác của du lịch Huế. Đổi mới tư duy để định hình, xây dựng sản phẩm du lịch Huế đẳng cấp, làm dịch vụ phải “tới nơi”, để tạo đột phá cho du lịch Huế trong tương lai.

Chưa bao giờ động lực để chuyển mình của du lịch lại lớn như thế, nhất là sau Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Bên cạnh đó, dịch bệnh khiến du lịch thiệt hại nặng nề, nhưng lại tạo ra một điểm ngưng với một khoảng thời gian đủ dài để các sản phẩm chuẩn bị, thay đổi và chuyển mình theo hướng khác biệt và đặc sắc, chú trọng vào dịch vụ đẳng cấp để buộc du khách rút “hầu bao”, tăng chi tiêu... chứ không đặt mục tiêu quá lớn về số lượng.

Du khách tham gia các trò chơi cung đình khi đến Huế

“Hệ sinh thái” du lịch đẳng cấp

Các chuyên gia đã chỉ ra nhiều “điểm nghẽn” của du lịch Huế cần được tháo gỡ sớm, đó là sản phẩm, hạ tầng du lịch, nguồn lực xúc tiến quảng bá còn hạn chế, chất lượng nhân lực thiếu và yếu,… Mức chi tiêu trung bình của khách khi đến Huế thấp hơn khoảng 10 - 20% so với các địa phương khác trong khu vực. Số ngày lưu trú ở Huế cũng thấp hơn, trong khi ở Huế khoảng 1,7 ngày thì ở các địa phương khác 2,1 và 2,6 ngày.

Ông Nguyễn Đình Thuận, Phó Chủ tịch Hội Lữ hành, Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng cho rằng, để đánh giá hiệu quả du lịch của mỗi điểm đến, mức chi tiêu của khách và số ngày lưu lại là 2 chỉ số nói lên tất cả, thể hiện được sự hiệu quả trong quá trình phát triển. Có thể một điểm đến thu hút được nhiều khách, nhiều sản phẩm, nhưng khách đến chỉ “lướt” qua, không tiêu tiền thì đó là sự phát triển theo chiều rộng, thiếu chiều sâu.

“Du lịch đẳng cấp sẽ giúp tăng mức chi tiêu của khách, phù hợp với xu hướng của xã hội. Du lịch đẳng cấp phải có dịch vụ, sản phẩm đẳng cấp tương ứng. Nhưng không chỉ có sản phẩm, để du lịch đẳng cấp cần “hệ sinh thái”. Đó là hạ tầng đẳng cấp, sang trọng; giao thông kết nối thuận lợi, nhanh giữa các điểm đến; các nhà hàng lớn, quy mô, sang trọng... Chẳng hạn như dịch vụ xích lô ở Huế là một sản phẩm riêng biệt, nhưng với những chiếc xe xích lô như hiện tại để hướng đến đẳng cấp phải thay đổi, quy chuẩn và đồng bộ, giá dịch vụ phải cao hơn. Đó là chưa kể đến con người, những tài xế xích lô có khả năng phục vụ chuyên nghiệp”, ông Nguyễn Đình Thuận phân tích.

Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, để du lịch tịnh tiến dần đến đẳng cấp thật sự, cần thu hút được nhiều nhà đầu tư đẳng cấp, thương hiệu lớn. Hai giải pháp song song cần được triển khai là tập trung thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch cao cấp cùng các loại hình dịch vụ đẳng cấp cao ở vùng biển, đầm phá và các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp, những khu phố đêm sôi động, tạo nên sự đối đẳng và bổ sung cho thành phố di sản Huế nhằm thu hút du khách quốc tế. Cùng với đó, trong khi chờ đợi thu hút thêm các nhà đầu tư mới, tập trung hỗ trợ, tạo cơ chế cho các nhà đầu tư đang đầu tư ở Huế triển khai, sớm hoàn thiện dự án.

Một lĩnh vực khác tưởng chừng sẽ không liên quan đến quá trình xây dựng du lịch đẳng cấp những lại vô cùng quan trọng trong “hệ sinh thái” đó là các lĩnh vực lữ hành. Với những lữ hành lớn sẽ có khả năng “câu” được những con cá lớn. Tạo dựng được những mối quan hệ hợp tác với những lữ hành lớn trên thế giới. Cũng giống như ở Việt Nam luôn có sự phân cấp giữa các hãng lữ hành lớn và nhỏ. Chỉ những hãng lữ hành đẳng cấp, lớn mới có thể thu hút được những dòng khách đẳng cấp, có sự chọn lọc và khai thác được những dòng khách lớn, chi tiêu cao.

Thông tin từ ngành du lịch, hiện đang một công ty đăng ký đầu tư dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà. Nhà đầu này có đến 5 tư vấn về cảnh quan, môi trường, kiến trúc... để hoàn thiện dự án một cách tối ưu nhất. Đặc biệt là mức đầu tư, khi đầu tư đến 165 ngàn USD/phòng lưu trú, gấp khoảng 10 lần các dự án 5 sao thông thường hiện nay khi khoảng 10 ngàn USD/phòng. Dự án này hoàn thiện, hứa hẹn sẽ làm thay đổi về nhận thức lẫn đẳng cấp của du lịch Huế trong thời gian đến.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực
Return to top