ClockChủ Nhật, 15/12/2019 16:14

“Ông chủ” & du lịch vai trò dẫn dắt

TTH - Sức mạnh của doanh nghiệp (DN) thể hiện được nội lực một điểm đến. Điểm đến càng có nhiều DN, nhất là những “con sếu” đầu đàn sẽ giúp du lịch cụ thể hóa được những chỉ tiêu phát triển một cách dễ dàng.

Hướng tới du lịch xanh: Cần hợp tác để giải quyết lượng khí thải từ vận tải du lịchDu lịch phá Tam Giang, điểm nhấn Thuận An

Festival Huế nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp

Trong sự vận hành của ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, có sự phân cấp rất rõ ràng giữa Nhà nước và DN. Nhà nước có chức năng định hướng phát triển, tạo ra những cơ chế chính sách, môi trường kinh doanh năng động, lành mạnh và điều chỉnh trong quá trình phát triển đúng với quỹ đạo. DN có nhiệm vụ còn quan trọng hơn, khi là người trực tiếp thực hiện những kế hoạch mà cơ quan Nhà nước đã vạch ra. DN sẽ tìm nguồn khách, đưa khách về Huế và trực tiếp làm hài lòng khách bằng các sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi cung ứng.

Tại Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên hồi đầu năm 2019 tại Huế, các chuyên gia du lịch hàng đầu đều cho rằng, DN chính là chủ thể, trụ cột và đóng vai trò quyết định trong phát triển du lịch của mỗi điểm đến. Huế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Muốn phát triển nhanh, bền vững, đa chiều đòi hỏi phải có nhiều DN, nhất là những “con sếu” đầu đàn. Những DN này-bằng nội lực và đường hướng phát triển của mình giúp điểm đến giải các bài toán về lượng khách, quảng bá, dịch vụ, sản phẩm và quan trọng hơn làm đầu tàu, có nhiệm vụ dẫn dắt các DN vừa và nhỏ đi trên một trục phát triển xuyên suốt.

Du khách tìm hiểu, khám phá di sản Huế

Đó là định hướng cho Huế, còn trên thực tiễn, vẫn chưa có nhiều DN lớn về Huế. Hoặc có, cũng chưa phát huy được vị thế của DN đầu tàu về du lịch. Điều này khiến du lịch Huế dù rất muốn bứt tốc, lấy lại vị thế nhưng không thể vì nội lực vẫn chưa đủ lớn.

Ở khía cạnh sản phẩm du lịch, chỉ tính riêng về du lịch lễ hội, không đâu xa lạ như ở TP. Đà Nẵng, những lễ hội lớn, công tác tổ chức được đánh giá thuận lợi vì DN đã thực hiện khá nhiều phần việc mà ở Huế, Nhà nước đảm nhận. Cụ thể như giữa Lễ hội Bắn pháo hoa và Festival Huế. Cả hai lễ hội đã tạo được thương hiệu riêng. Ở khía cạnh tính chất, một bên lễ hội hiện đại, bên còn lại lễ hội truyền thống, song cả hai đều hướng đến là hình thành sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Ở tỉnh bạn, DN đứng ra tổ chức nên chỉ tính riêng mặt quảng bá làm tốt hơn, đa dạng hơn. Còn với Huế, công tác xã hội hóa qua mỗi kỳ được đánh giá rất khó, phụ thuộc khá nhiều DN ngoại tỉnh.

Dự án Khu du lịch sinh thái Vedana Lagoon có tổng mức đầu tư khoảng 6 triệu USD. Ảnh: MINH KIỆT

Riêng ở lĩnh vực lữ hành, con số mà ngành du lịch đưa ra là gần 3% lượng khách trong 4,8 triệu lượt là do 94 doanh nghiệp lữ hành ở Huế khai thác, mới thấy Huế bị động về nguồn khách. Chẳng hạn như thị trường khách Hàn Quốc, năm 2019 này, thị trường Đông Bắc Á này đến Huế đạt trên dưới 400 ngàn lượt khách, nhưng không có bất kỳ DN nào ở Huế khai thác khách trực tiếp từ Hàn Quốc.

Đó là những vấn đề có thể rút ra từ việc Huế chưa có nhiều DN lớn, đủ sức để giúp du lịch Huế có thể tăng tốc. Vì sao nhiều DN lớn chưa muốn về Huế làm “ông chủ”, thay vì cứ cạnh tranh làm chủ ở một số địa phương. Các DN này cũng chỉ ra điểm nghẽn lớn nhất của Huế chính là hạ tầng để kết nối, ở Huế vẫn chưa phải là nguồn vốn đối ứng để DN đặt lên bàn cân đong đo về khả năng, thời gian để thu hồi vốn và sinh lời. Hạ tầng phải đi trước và Nhà nước phải dồn lực để triển khai.

Từ lý thuyết đến thực tiễn là khoảng cách lớn, mà chính những người trong cuộc, cơ quan quản lý về du lịch Huế hiểu lý do vì sao. Về nguyên lý để thu hút DN về Huế làm “ông chủ”, trước hết là hạ tầng, sau đó môi trường đầu tư lành mạnh, xây dựng những cơ chế đặc thù. Sự hỗ trợ chung tay của Nhà nước trong việc giải phóng mặt bằng, vấn đề dù đã được đánh giá thực hiện tốt hơn nhiều so với trước, nhưng vẫn còn chậm so với nhiều môi trường đầu tư khác trong cả nước.

Bài, ảnh: QUANG SANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Return to top