ClockThứ Tư, 10/01/2018 05:46

A Lưới, mùa lúa mới

TTH - Ở A Lưới, thời điểm đón xuân là lúc các bản làng đồng bào dân tộc Pa Cô tiến hành một nghi lễ quan trọng - lễ Aza (mừng lúa mới), với mong muốn cầu cho năm mới mùa màng bội thu, dân làng ấm no, hạnh phúc.

Tặng quà cho gia đình thân nhân liệt sĩ khó khăn ở A LướiKhởi công xây dựng nhà tình nghĩa ở A LướiNông sản A Lưới: Chưa có thị trường tiêu thụ ổn địnhA Lưới tổ chức trình diễn tắm suối và liên hoan ẩm thựcChuẩn bị xúc tiến đầu tư vào huyện A Lưới

 Các điệu múa truyền thống không thể thiếu trong lễ Aza ở A Lưới

Lễ Aza đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc và mở ra một năm làm việc mới. Tuy thời gian tiến hành của mỗi làng có khác nhau vì ngày tổ chức do làng quyết định, song Aza của tất cả các làng ở A Lưới thường được tổ chức trong tháng 11 Âm lịch.

Già làng Ku Xết, thôn Pi Reh 1, xã Hồng Thủy, cho hay: “Từ đời ông, cha năm nào cũng tổ chức lễ Aza, nên đến nay chúng tôi tiếp nối. Aza thuộc lễ hội truyền thống của bà con Pa Cô. Phong tục này được lưu truyền đến nay vẫn còn giữ nguyên bản các nghi lễ. Nhà nào dù nghèo khó thì trong mâm cúng ít nhất cũng phải có con gà để cúng tạ ơn các thần linh. Qua lễ Aza, thể hiện sự đoàn kết của các gia đình trong làng mình”. Trong số các lễ hội của đồng bào Pa Cô, Aza là lễ hội quan trọng thứ hai của dân làng, do vậy mỗi khi làng tổ chức, con em trong làng dù làm ăn xa cũng quay về để cùng đón lễ với gia đình, làng xóm. Lễ Aza được đồng bào chú trọng đến từng gia đình, dòng họ riêng trong nghi lễ.

Theo già Ku Xết, để tổ chức lễ Aza, người Pa Cô chuẩn bị cơm trắng, xôi, bánh aquat bằng loại gạo, nếp ngon nhất, những tấm zèng, những hạt giống cây trồng tốt nhất, đẹp nhất, rồi mổ dê, heo, gà… Mỗi gia đình trong làng thường chuẩn bị cho mình ba mâm cúng, đó là mâm dành cho Giàng đất rừng, mâm dành cho Giàng Tro, Aưm (lúa, ngô) và mâm dành cho hương hồn người đã khuất. Mâm cúng thể hiện điều kiện của mỗi gia đình, đối với gia đình khá giả lễ vật cúng thường có dê, heo. Đối với gia đình khó khăn, ngoài các món ăn truyền thống thường có thêm con gà trong mâm lễ. Trong lễ hội Aza, các vị khách mời chủ yếu là con cháu trong làng. Tập tục này gọi là Târ lêh, lễ báo cáo cho Giàng và tổ tiên con cháu về làng dự hội.

Sau khi các gia đình đã chuẩn bị lễ vật xong, thanh niên trai tráng của làng thừa lệnh trưởng làng đánh lên những tiếng kẻng báo hiệu thời khắc Aza đã đến. Sau tiếng kẻng ngân vang, nhà nhà trong làng thắp hương, đốt đèn và bắt đầu cúng thần linh. Quanh không gian lễ Aza, những tấm zèng được treo tạo thành một gian hành lễ. Mỗi gia đình có cách treo các tấm zèng khác nhau. Lễ vật được bày biện trang trọng. “Bà con làm lễ Aza để tạ ơn các Giàng đã ban phúc lành, tạo nên những mùa màng no ấm và cầu mong nương rẫy luôn xanh tươi, mùa màng bội thu, nhà cửa bình an, mọi người trong nhà khoẻ mạnh. Mong sao sang năm mới có nhiều điều phát đạt, con cái học hành tiến bộ hơn...” – già Ku Xết nói.

Tổ chức cúng Giàng trong nhà xong, mỗi gia đình mang lễ vật đến nhà trưởng bản hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng để tổ chức cúng Giàng chung của làng. Đó là những vị thần bảo hộ cho làng và những người thành lập làng. Điều này tương tự đồng bào Kinh tổ chức lễ Thu tế để tưởng nhớ thành hoàng làng vậy. Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy, ông Bùi Viết Dũng cho hay, ngày trước, phần lễ vật dành cho làng sẽ được mang đến nhà của trưởng làng để chung vui. Từ khi có nhà sinh hoạt cộng đồng, hoạt động này thường được tổ chức ở đây, sau đó mâm lễ được góp lại chung vui với mọi người trong làng…

Sau nghi thức cúng Giàng chung của làng, trưởng bản đánh chiêng, trống báo hiệu sự vui mừng của bà con cho mùa mới, năm mới bắt đầu. Trong tiếng chiêng, trống ngân vang, các nam thanh nữ tú của làng bắt đầu đi vòng quanh nơi cúng Giàng của làng và múa điệu Pơchiêngcoon, điệu tuốt lúa để tái hiện công việc nương rẫy của một mùa đã qua. Điệu múa đó cũng bày tỏ mong muốn mùa rẫy mới được bội thu hơn. Một mùa mới bắt đầu. Đó cũng là năm mới với đồng bào Pa Cô. Aza vẫn còn lưu giữ cơ bản những nghi thức truyền thồng, ở đó đồng bào Pa Cô có niềm tin về sự no ấm mà mùa lúa mới, mùa rẫy mới sẽ mang lại. Aza như sợi dây kết nối xóm làng thêm gắn bó, bền chặt.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top