ClockThứ Năm, 24/03/2022 10:22

Cá cơm mà nấu canh me

TTH - Huế những ngày này trời mù sương, đi chợ thấy có nhiều cá cơm. Những rổ cá cơm màu trắng bạch, con nào con nấy thân nhỏ mà tròn, trông thật đáng yêu.

Thanh mát canh me đất cá cơmBát canh me đất

Nhìn cá cơm bỗng gợi nhớ những bữa cơm gia đình có xoong canh cá cơm nấu me của mạ, nhớ khung cảnh cả nhà xúm xít trong ánh đèn dầu của cây đèn bát đặt giữa bàn ăn của năm nào. Món canh này không đắt tiền. Cá cơm thuộc loại cá rẻ, me thì hái trong vườn, nhưng không phải lúc nào cũng có tiền để đi chợ mua cá. Mạ chỉ đi chợ mua cá vào những ngày vừa lãnh lương. Ngôi chợ buổi chiều của bà con vùng Tây Thượng, Nam Phổ, Ngọc Anh, Lại Thế hồi ấy là chợ Mai - nổi tiếng với chợ Gia Lạc vào mỗi dịp tết của Định Viễn Quận vương (hoàng tử thứ sáu của vua Gia Long) tổ chức ba ngày tết và món cháo lòng chợ Mai.

Chợ Mai những ngày ấy còn đơn sơ là ngôi chợ chỉ có một mái nhà che dành cho hàng gạo và gia vị, còn các hàng hóa khác đều bán ở ngoài trời. Chợ nằm trong khuôn viên một ngôi đình, không có cửa rào, ngôi đình lặng im nhìn bà con buôn bán đầy bao dung và độ lượng. Chợ cách nhà tôi chừng nửa cây số nên mạ thường đi làm về là đi ra chợ mua thức ăn về nấu bữa tối. Hồi ấy, xe buýt từ Thuận An lên Huế chạy theo chuyến nên có những ngày cá về trễ là các O bán cá phải gánh cá chạy bộ từ Thuận An lên chợ Mai, cực không kể hết, nhưng thời ấy là vậy. Đôi khi thấy thương vì các O lên đến chợ là trời đã về chiều, gánh cá tươi rói, tươi ròng mà xem ra khó bán nên có thể vừa mua được cá tươi và cũng mua được cá rẻ. Trễ chuyến xe nên đôi khi cực như thế. Tôi biết điều này vì nhiều lần được theo mạ đi chợ Mai, nghe các O vừa bán cá vừa mời tha thiết cho buổi chợ muộn của mình. Buổi sáng, thấy sương mờ cả khu vườn là mạ biết ngày hôm ấy sẽ có nhiều cá biển. Mùa cá cơm thường có vào hai dịp, tháng Giêng và tháng Hai, tháng Bảy và tháng Tám âm lịch. Cá biển Thuận An lên thường tươi roi rói. Với riêng món cá cơm, mỗi khi mạ đi chợ về đến ngõ là gọi tôi nhổ me. Tôi chạy nhanh ra vườn tìm những nơi me mọc dày, nhổ vào cho mạ và thông báo với các anh trong nhà là tối nay có canh cá cơm nấu me.

Ai đã từng thưởng thức món canh cá cơm nấu me mới thấm dậm cái vị của món ăn dân dã mà gây thương nhớ ấy, con cá cơm thì trắng muốt, mềm múp, vị canh chua nhẹ mà rất thanh của cây me non hòa với vị ngọt ngào của cá tươi, húp ngụm nước canh đến đâu là biết mát ruột tới đó, như cách người Huế nói “thiệt là the thía”. Dân gian dễ tính mà rất tinh tế khi truyền lại kinh nghiệm nấu cá cơm cho người đời sau là cá cơm hợp với nấu me, nếu nấu với phụ liệu khác như măng chua hay thơm, cà thì vị không ngon bằng. Nhiều khi “chân lý” nằm ở những điểm nhỏ mà mấu chốt như thế. Canh cá cơm nấu với me ấy cũng là vị thuốc giải nhiệt hiệu quả cho mùa hè, có lẽ thế mà mạ hay đọc “Nghe vẻ nghe ve, nghe vè loài cá/No lòng phỉ dạ là con cá cơm”.

Tôi mua một ít cá cơm và mua thêm bó me xanh của chị bán me ngồi cạnh O bán cá, những bó me non điểm xuyết vài bông hoa nhỏ xiu xiu màu tím trông dễ thương chi lạ. Cây me cũng là một đặc trưng đáng yêu của vườn Huế, không ai trồng, me mọc dưới những chậu cây cảnh hoặc mọc ở những lùm, bụi trong vườn, nơi chỗ đất dim mát. Trưa nay tôi sẽ nấu một xoong canh của ký ức, của nhớ thương mạ và trong tô canh ấy, có thêm một món “gia vị” đó là nụ cười vui của O bán cá và chị bán me hào phóng tặng tôi như một sự đồng cảm “cá cơm thì phải nấu với me”.

Cuộc sống hạnh phúc, bình yên mà ai ai cũng đang hướng đến, suy cho cùng cũng đơn giản và tinh tế như món canh cá cơm nấu với me của xứ Huế, đó là sự kết hợp đúng vị, đúng chất của những điều giản dị. Không mơ mộng đâu, tôi nhìn thấy trong nụ cười của O bán cá, chị bán me cũng vương đầy nỗi lo về kinh tế khó khăn, giá cả gia tăng trong mùa dịch bệnh, điều an ủi là nụ cười ấy chứa sự tự tin của người biết rõ công việc mình làm là chắc chắn sẽ mang đến vị ngon, lành và bổ dưỡng cho người khác. “Cá cơm mà nấu canh me, nghe trong hương vị một trời nhớ thương”- tôi cũng cười với chính mình về câu ca mà tôi vừa tự biên.                                                                                    

Xuân An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng

TIN MỚI

Return to top