ClockChủ Nhật, 24/10/2021 11:42

“Camping at home” - ở nhà vẫn vui

TTH - Cắm trại tại gia là một giải pháp thú vị cho những ngày chống dịch. Không chỉ thỏa mãn đam mê của những “camper” (người cắm trại), cắm trại tại nhà còn mang lại những trải nghiệm thú vị và khó quên.

Cắm trại bên dòng sông A SápĐảm bảo an toàn khi khai thác tour cắm trạiTrải nghiệm Huế với camping

Cắm trại và picnic thường được tổ chức ở những nơi có bãi đất rộng rãi, thoáng mát, có núi, sông, hồ, cảnh đẹp và đảm bảo an toàn để có thể dựng lều, cùng bạn bè ngắm bình minh hoặc hoàng hôn. Tuy nhiên, trong mùa dịch này, việc tuân thủ quy tắc 5K, không tập trung đông người nơi công cộng khiến “camping at home” trở thành một trào lưu mới không chỉ trong giới trẻ mà còn thỏa mãn đam mê của những người yêu thích “chủ nghĩa xê dịch”.

Cắm trại là một hoạt động giải trí lành mạnh, không chỉ giải tỏa căng thẳng mà còn nâng cao sức khỏe, mở mang hiểu biết về thế giới xung quanh. Đây là cơ hội thích hợp để tăng sự tương tác và gắn kết giữa các thành viên tham gia cắm trại. Hoạt động này giúp ích cho phụ huynh rất nhiều trong việc tạo trải nghiệm cho các con, bổ sung những hoạt động thể chất và đặc biệt là nâng cao tình cảm gia đình. Chính vì thế, nhiều người vẫn giữ thói quen cùng con cắm trại ngay cả khi chỉ ở trong nhà. Cắm trại tại gia cần một không gian rộng như phòng khách, sân thượng, hay một khoảng sân trước nhà có cây che bóng mát…

Cắm trại tại nhà đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị

Thay vì “sáng thức dậy ở một nơi xa”, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách, gió thổi rì rào… thì “camping at home” giúp chúng ta tận hưởng cảm giác thú vị khi trải qua một khoảng thời gian vừa khác lạ mà lại vừa thân thuộc. Việc đọc một cuốn sách, nhâm nhi một cốc cà phê, nghe một bản nhạc hay thưởng thức một bộ phim trong những vị trí mà chúng ta chưa bao giờ trải nghiệm như sân thượng, sân vườn… tạo một cảm khác khác biệt. Việc chuẩn bị những bữa ăn ngoài trời cũng làm cho buổi cắm trại trở nên đúng nghĩa hơn.

Trịnh Thành Sang, bạn trẻ thế hệ 10X yêu thích camping, cho biết: “Bản thân mình rất thích đi phượt và đã nhiều lần cắm trại qua đêm cùng bạn bè ở những địa điểm mới. Trong mùa dịch vừa qua, mình đã tự dựng trại tại nhà với lều bạt có sẵn từ những chuyến đi trước. Mặc dù không có một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng như sông, núi, cỏ cây… đổi lại là không gian vừa thân thuộc, vừa ấm cúng khi được cắm trại với các thành viên trong gia đình”.

Để các con thư giãn vào những dịp cuối tuần, sau những ngày học online căng thẳng và mệt mỏi, chị Hoàng Thị Minh Tâm cũng đã cùng chồng thiết kế một không gian trên căn gác nhỏ để các con được giải trí, vui chơi nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong mùa dịch.

Theo lời kể của chị Tâm, bình thường, gia đình sẽ lên kế hoạch cho những chuyến đi dã ngoại để các con được trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, việc quanh quẩn trong nhà khiến các con trở nên mệt mỏi, chán nản nên gia đình quyết định tạo một không gian mới để các con có thể trải nghiệm, vui chơi một cách lành mạnh và an toàn.

 “Chỉ cần trải các tấm thảm hoặc đệm ra nền trống rồi căng lên trên đó một cái lều che nhỏ. Sau đó, chui vào lều cùng túi ngủ, gối và một chiếc đèn pin. Trong lều, cả nhà cùng hát, kể chuyện tâm sự và chơi đùa cùng nhau. Đây là một trải nghiệm khá hay ho đối với gia đình mình”, chị Minh Tâm tâm sự.

Cũng theo chị Tâm, sau khi mọi thứ đã được hoàn thiện, việc tiếp theo là chuẩn bị một bữa ăn hoành tráng với những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả nhà. Gia đình có thể chuẩn bị một bàn tiệc nướng hoặc những món ăn dễ chế biến như bánh mì, cơm cuộn… để đa dạng và phong phú thêm thực đơn trong buổi “dã ngoại” ngay tại nhà.

Bài: CHÂU THÁI - Ảnh: NVCC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên

TIN MỚI

Return to top