ClockThứ Bảy, 20/10/2018 11:03

Chờ những yêu thương

TTH - Tôi thường gặp chị trong cái dáng đi tất tả khi vào chợ mua đồ ăn, khi đón con ở trường… Gặp nhưng đôi khi chẳng chào nhau được một tiếng vì bước chân vội vã. Mỗi năm, Hội đồng hương chúng tôi mới tổ chức gặp mặt một lần, nhưng dường như lần nào cũng vậy, chị là người có mặt sau cùng với bộ quần áo chẳng chỉn chu và câu nói khi xuất hiện: “Xin lỗi mọi người, bận việc nhà quá nên đến muộn”.

San sẻ yêu thươngBài học yêu thươngChia sẻ yêu thương

Với chị, thời gian dường như chẳng bao giờ đủ. Hết vùi đầu với công việc cơ quan, chị lại trở về nhà với vai trò người mẹ, người vợ… Đôi lúc chồng ở tận đẩu đâu, chị phải bắc ghế lên cao để sửa cái bóng đèn điện. Cũng lắm lúc chị như một ô sin hì hục lau dọn nhà cửa trong khi chồng và hai đứa con đang ngồi ăn cơm. Có đêm, khi mọi người đã yên giấc, chị lại lục đục thu dọn “chiến trường” mà chồng và những người bạn để lại sau cả buổi chiều và tối với chén chú chén anh. Có lần tôi nghe chị than thân trách phận rằng, cũng bươn chải ngoài xã hội để kiếm tiền, thậm chí thu nhập còn hơn chồng, nhưng cuối cùng trên đôi vai nhỏ bé ấy, chị còn phải gánh vác bao nhiêu công việc gia đình…

Thương chị và cũng nhận ra rằng, không ít người phụ nữ đang giống chị khi suốt ngày gồng mình với công việc cơ quan mà thời gian còn lại vẫn phải lo trọn vẹn chuyện bếp núc, con cái, dọn dẹp nhà cửa... Đêm đêm, khi quán sá lên đèn, biết bao ông chồng với nụ cười vô tư bên những chất men say thì dường như có chừng đó người vợ ở nhà mỏi mòn chờ đợi. Nỗi canh cánh trong lòng vẫn là sợ chuyện không hay bởi bước chân xiêu vẹo và cái đầu không tỉnh táo trên những cung đường…

Hôm chủ nhật vừa rồi, ghé nhà chị chơi, tôi lại chứng kiến hình ảnh một người phụ nữ tất bật với việc nhà. Nhìn bộ quần áo nhàu nhĩ trên người chị, cả đầu tóc rối bời sao mà cứ chạnh lòng. Chợt buột miệng rủ rê: “Ngày 20/10 tới mấy gia đình mình cùng đi về Rú Chá chơi cho đầu óc thư giãn”, thì câu trả lời nhận tôi được như bao lần: “Tuần này công việc lu bu, nhà cửa lại ngổn ngang, thôi hẹn em dịp khác”. Tôi khuyên chị có lúc cũng nên buông bỏ bớt việc nhà, đừng quá chu đáo vẹn toàn mà phải nghĩ cho mình một chút. Song chị chỉ cười rồi thở dài. Thương mà cũng trách chị, trách những người phụ nữ như chị sao không biết chăm sóc bản thân. Là phụ nữ, dù bận mấy cũng phải có những phút giây điểm phấn tô son để làm đẹp cho mình, hoặc dành chút thời gian cùng bạn bè để hàn huyên về những điều thi vị trong cuộc sống… Rồi tôi chợt thầm trách chồng chị sao quá vô tâm.

Chiều nay đi trên đường phố, hoa cho Ngày Phụ nữ 20/10 đủ sắc màu. Một bó hoa, một gói quà hay cả thanh sô- cô- la ngọt ngào mà ai đó tặng cho người phụ nữ mình yêu thương thật ý nghĩa. Nhưng món quà mà người chị đồng hương của tôi, tôi và nhiều người phụ nữ khác nữa đang cần vẫn là những ánh mắt dịu dàng, một vòng tay ấm áp, những lời động viên chân tình và trên hết là sự sẻ chia của người mình yêu thương trong cuộc sống.

Đan Thanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha

TIN MỚI

Return to top