ClockThứ Tư, 15/04/2020 06:16

Chuyện từ chiếc khẩu trang

TTH.VN - Những con số người mắc bệnh và tử vong cứ tăng lên theo cấp số nhân thật đáng sợ. Thì cũng trong những ngày này, chiếc khẩu trang, đeo khẩu trang được nhắc dến rất nhiều với những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Đeo khẩu trang để hạn chế lây lan dịch bệnh. Ảnh: L.T

Ở Phương Tây, người ta xem khẩu trang là món đồ xa lạ, không dùng khẩu trang hàng ngày và khi đã có dịch, họ không mấy quan tâm, bởi người ta quan niệm ai có bệnh mới mang khẩu trang. Khẩu trang chỉ là vật dùng trong các cơ sở y tế. Các chuyên gia cho rằng, đây là nguyên nhân làm cho bệnh lan nhanh đến chóng mặt ở Ý, ở Pháp, ở Mỹ...  Một dạo, đi du lịch Hàn Quốc, đến Công viên Everland ở Seoul... đúng giờ nắng lên, tôi lấy khẩu trang ra dùng. Rất bất ngờ mọi người trong đoàn phản đối, sao lại đeo khẩu trang, người ta sẽ tưởng em là người có bệnh đấy!!!

Khác với châu Âu, ở châu Á nhiều quốc gia đã dùng khẩu trang từ rất lâu. Dù có một cách nghĩ khác nhau về lợi ích của chiếc khẩu trang, nhưng đeo khẩu trang được xem là văn hóa. Ở Trung Quốc, nơi vốn thường xuyên đối mặt với nạn ô nhiễm không khí, việc thực hiện đeo khẩu trang của đã trở thành thói quen của nhiều người. Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang khi cảm thấy mình bị bệnh hoặc không khỏe vì không muốn lây bệnh cho người khác, còn thông thường là để giữ ấm trong mùa đông và để cảm thấy an toàn hơn. Đặc biệt, việc đeo khẩu trang đã được thực hiện gần như khắp nơi ở châu Á ngay khi dịch bùng phát, nhất là tại tâm dịch Trung Quốc.  Kết quả cho thấy khả năng kiểm soát dịch tốt hơn và tốc độ lây nhiễm thấp hơn. Điển hình là Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, từ khi chưa có dịch bệnh, người dân đã có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi, chống nắng. Vậy nên, đến khi có dịch bệnh, với nhiều người dân thấy việc đeo khẩu trang cũng là chuyện bình thường. Hầu hết mọi người đều tuân thủ việc đeo khẩu trang khi ở những nơi công cộng. Cũng theo các chuyên gia, chính "văn hóa" đeo khẩu trang của Việt Nam đã giúp Việt Nam phòng chống dịch tốt hơn, dù đây không phải là giải pháp duy nhất, chứ không chỉ đơn giản là do phòng chống dịch từ sớm. Ngay từ khi dịch mới bùng phát ở Vũ Hán, nhà nước ta đã khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi ra đường, đến các nơi công cộng. Nay, những ngày thực hiện giãn cách xã hội thì đeo khẩu trang nơi công cộng là bắt buộc.

Và từ chiếc khẩu trang nhỏ bé ấy có bao nhiêu chuyện buồn vui. Với nhu cầu cần nhiều khẩu trang, trong ngày đầu chống dịch, do lòng tham, sự ích kỹ một số cá nhân đã đầu cơ, tìm cách nâng giá vô tội vạ. Đã có những cửa hàng ở các tỉnh thành bán khẩu trang với giá tăng gấp nhiều lần bình thường, tổ chức sản xuất khẩu trang khi không được cấp phép... Và khi phần lớn mọi người khi ra đường đều đeo khẩu trang, vẫn có người không chấp hành, đã bị xử phạt.

Nhưng, đó chỉ là hữu hạn. Hàng ngày, qua đài báo, qua mạng xã hội có bao chuyện vui xung quanh chiếc khẩu trang nhỏ bé, mỏng nhẹ này. Những hình ảnh về việc phát khẩu trang miễn phí xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội. Và những việc làm tốt đó nhanh chóng lan tỏa mạnh mẽ. Không chỉ có ở trong nước mà ở nước ngoài, người Việt Nam ở  tại Mỹ, tại Đức, tại Nga đã cùng nhau may khẩu trang tặng cộng đồng. 

Ở tỉnh ta, phong trào này xuất hiện từ đầu mùa dịch nay trong “cơn bão” dịch càng phát triển mạnh, với chỉ đạo của chính quyền và sự tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. Trên Báo Thừa Thiên Huế, Hue TV, rất nhiều thông tin làm làm ấm lòng người dân trong mùa dịch, như: Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức tặng trao tặng hàng trăm  khẩu trang, nhu yếu phẩm cho cán bộ, chiến sĩ và lực lượng chức năng, nngười dân giáp biên của Lào phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bệnh viện Trung ương Huế cử cán bộ phát miễn phí hàng nghìn khẩu trang cho bệnh nhân đến khám và người nhà bệnh nhân, khách đến thăm. Công an thị xã Hương Thủy tổ chức ra quân tuyên truyền và cấp phát hàng ngàn khẩu trang y tế miễn phí cho người dân khi đang tham gia giao thông qua địa bàn thị xã...

Chỉ là đơn cử thôi, để thấy rằng chiếc khẩu trang và tình người trong đại dịch là một trong những hình ảnh đẹp. Cùng với những cống hiến thầm lặng của ngành y, của công an, quân đội... hành động đó góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh ở Việt Nam.       

Nguyên Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 6/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức khai mạc hội nghị Festival khoa học Huế lần thứ 7 với chủ đề “Hợp tác quốc tế vì sức khoẻ cộng đồng” và Hội nghị Y Sinh học Quốc tế lần thứ nhất, khánh thành Viện Y Sinh học, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế.

Hợp tác quốc tế vì sức khỏe cộng đồng
Khẳng định vị thế trung tâm y tế chuyên sâu

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của Tỉnh ủy, các đơn vị y tế đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao năng lực đội ngũ, phát triển kỹ thuật cao, chuyển đổi số... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. “Bức tranh toàn cảnh” ngành y tế dần định hình rõ nét với mục tiêu xứng tầm khu vực.

Khẳng định vị thế trung tâm y tế chuyên sâu
Return to top