ClockThứ Bảy, 02/06/2018 05:30
Sân chơi cho trẻ ngày hè

Đa dạng ở thành phố, trống vắng ở nông thôn

TTH - Bù đắp những ngày tháng bận rộn với học hành thi cử, hè về là lúc các em thiếu nhi cần những sân chơi bổ ích, lành mạnh để giải trí.

Lắng nghe con trẻDạy trẻ tự lậpĐồng hành cùng trẻ em nghèo

Các em nhỏ tham gia “Học kỳ quân đội” hè năm 2017

Nhiều cơ hội lựa chọn

Sau khi tìm hiểu, chị Nguyễn Phan Thùy Trang ở thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông) quyết định đăng ký cho cậu em trai vừa học hết lớp 9 tham gia chương trình “Học kỳ quân đội” do Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức trong dịp hè.

Chị Trang tâm sự: “Năm trước, con của chị đồng nghiệp tham gia chương trình này. Sau khóa học, cháu có nhiều tiến bộ như: ngủ dậy đúng giờ, ngăn nắp gọn gàng, tự tin mạnh dạn hơn hẳn trong giao tiếp, biết giúp ba mẹ việc nhà… Hỏi ý kiến em trai, thấy em thích nên tôi quyết định cho em tham gia”.

Theo anh Hàn Phương Quốc Vũ, Trưởng phòng Nghiệp vụ Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, học sinh, ngoài lớp “Học kỳ quân đội” với thời gian 10 ngày tập trung dành cho các em từ 13 đến 17 tuổi như năm trước, năm nay, trung tâm mở thêm lớp “Học kỳ quân đội” trong  thời gian 5 ngày dành cho các em từ 9 đến 12 tuổi.

Chương trình “Một ngày có ích” và “Hành trình trải nghiệm” do Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức cũng thu hút nhiều bạn trẻ tham gia trong dịp hè, nhất là với các em từ 14 - 17 tuổi. Trong thời gian 2 ngày, các học viên được về vùng quê tìm hiểu thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống cùng nông dân và trải nghiệm tại các làng nghề như làm hoa giấy, làm nón...

Đặng Nguyễn Nguyên Bảo, học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (TP. Huế) cho biết: “Được ba mẹ cho tự do lựa chọn nên em đăng ký tham gia chương trình “Hành trình trải nghiệm”. Hy vọng sau khi tham gia chương trình, em tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân, đồng thời sẽ tự làm được một sản phẩm truyền thống nào đó để làm quà tặng mẹ”. Đối với những em không có điều kiện theo học các lớp kỹ năng bán trú, có thể lựa chọn một lớp học theo sở thích như Karatedo, Vovinam, bóng rổ, cờ vua, múa, khiêu vũ... Đây là những môn có học phí khá mềm, dao động từ 70 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng mỗi tháng.

Điểm mới năm nay là Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh đã ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Kỹ năng Kim Đồng dành cho tất cả các em học sinh từ lớp 4 đến lớp 9. Tham gia CLB, các em được hướng dẫn miễn phí thực hành nghi thức Đội, kỹ năng sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt dã ngoại, rèn luyện kỹ năng sống...

Với hàng loạt các lớp vừa học vừa chơi như vẽ, múa, đàn, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ thể thao dành cho các lứa tuổi mầm non và tiểu học,…Nhà Thiếu nhi Huế cũng là địa chỉ để các em nhỏ có nhiều lựa chọn trong dịp hè. Một số cơ sở Đoàn cũng tích cực tạo các sân chơi, hoạt động hè cho lứa tuổi thiếu nhi.

Khoảng trống ở nông thôn

Với các bạn nhỏ ở khu vực nông thôn, sân chơi mùa hè vẫn còn là những khoảng trống. Anh Trần Viết Hùng, Bí thư Xã đoàn Phong An (Phong Điền) cho biết, do thiết chế văn hóa trên địa bàn còn thiếu thốn nên hầu như không có sân chơi cho các em. Mặt khác, lực lượng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn xã vừa ít vừa thiếu các kỹ năng hoạt động Đoàn, Đội nên chưa tổ chức được buổi sinh hoạt định kỳ cho các em trong dịp hè. Đó cũng là thực trạng chung ở các địa phương khác trên địa bàn nông thôn.

Anh Nguyễn Xuân Thành, Bí thư Xã đoàn  Lộc Thủy (Phú Lộc) cho biết, sẽ tổ chức hoạt động cho hơn 300 em nhỏ thôn Phước Hưng nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Do không có kinh phí nên mỗi năm đơn vị chỉ tổ chức hoạt động này cho trẻ em mỗi thôn. Riêng sân chơi cho thiếu nhi trong dịp hè thì hoàn toàn không có.

Chị Nguyễn Thị Như Quỳnh, Bí thư Huyện đoàn Phú Lộc thông tin, Huyện đoàn ấp ủ một số chương trình sinh hoạt hè cho các em như “Học kỳ quân đội”, “Trải nghiệm làm đầu bếp”, dạy bơi... nhưng cuối cùng không thực hiện được. Nguyên nhân là khi thăm dò ý kiến, nhiều phụ huynh không mặn mà, thêm nữa cơ sở vật chất để thực hiện còn hạn chế. Đây cũng là lý do Huyện đoàn Phong Điền nêu ra.

Thiếu sự định hướng, dìu dắt của người lớn trong việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, nhiều em nhỏ ở các vùng quê thường tụ tập theo nhóm rồi tham gia các trò chơi không an toàn, nguy hiểm đến tính mạng như: tắm tại các hồ, ao, sông, suối; đá bóng, chơi đùa trên đường... Do đó, việc các tổ chức Đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động, chương trình vui chơi bổ ích cho trẻ là hết sức cần thiết và cần được đẩy mạnh.

Anh Nguyễn Duy Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh cho biết: Bên cạnh các hoạt động của trung tâm, Tỉnh đoàn cũng đã chỉ đạo cho các tổ chức Đoàn trên địa bàn dân cư phối hợp với Tổng phụ trách Đội các trường tổ chức các hoạt động như nghi thức Đội, đại hội cháu ngoan Bác Hồ, dân vũ, các trò chơi dân gian vào các dịp cuối tuần cho thiếu nhi. Ngoài ra, Tỉnh đoàn cũng chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn, các đội thanh niên tình nguyện tăng cường về các xã tổ chức cho các em ôn tập lại kiến thức và tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh tai nạn thương tích và bị xâm hại.

Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ

Dubai, một thành phố trên sa mạc nổi tiếng về vẻ đẹp hiện đại phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là dọn sạch những con đường bị ngập nước và “giải cứu” những ngôi nhà chìm trong nước 2 ngày sau khi một cơn bão kỷ lục quét qua khiến Dubai hứng chịu những trận mưa lớn, với lượng mưa trong một năm đã đổ xuống chỉ trong một ngày.

Dubai và nhiệm vụ dọn dẹp thành phố quy mô lớn sau lũ
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp: Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) hai cấp của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần giúp người dân hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Return to top