ClockThứ Ba, 02/08/2022 06:30

Điểm tựa vững chãi cho người nghèo

TTH - Nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã đi vào đời sống một cách hiệu quả, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội…

Đồng hành cùng người nghèo & đối tượng chính sách

Nguồn vốn chính sách đã giúp nhiều người có việc làm ổn định, thoát nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu

Sau 20 năm thực hiện Nghị định 78/NĐ-CP về triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn TX. Hương Thủy (giai đoạn 2002 – 2022) đã giúp 71.539 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt 1.434 tỷ đồng. Tính đến 30/6/2022, tổng dư nợ 14 chương trình TDCS trên địa bàn đạt trên 338 tỷ đồng, tăng gần 313 tỷ đồng, gấp 13,3 lần so với dư nợ khi thành lập.

Theo ông Châu Đình Ngữ – Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TX. Hương Thủy, tính đến cuối tháng 6/2022, Hương Thủy có 10 điểm giao dịch của NHCSXH tại 10 xã, phường; 191 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở 86 thôn, tổ dân phố, trực thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với tổng số 7.495 thành viên. Điều này đưa nguồn vốn TDCS đến 100% thôn, tổ dân phố trên địa bàn thị xã, giúp người nghèo, các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn ưu đãi thuận lợi, kịp thời.

“Đến nay, vốn TDCS góp phần giúp 8.422 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Hương Thủy vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 11.000 lao động; gần 9.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo 24.968 công trình nước sạch nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 190 ngôi nhà cho hộ nghèo. Từ năm 2018, khi Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chương trình nhà ở xã hội có hiệu lực đến nay trên địa bàn thị xã đã có 108 lượt khách hàng được vay vốn xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ được một phần nhu cầu về nhà ở của người dân trên địa bàn”, ông Ngữ thông tin.

Đạt được hiệu quả trên, việc triển khai cho vay, quản lý nguồn vốn, sử dụng vốn có hiệu quả… là rất quan trọng. Theo chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung – Chủ tịch Hội LHPN TX. Hương Thủy, Hội đang quản lý 97 tổ TK&VV hoạt động ở địa bàn 10/10 phường, xã với tổng dư nợ hơn 182 tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng so với năm 2003. Nguồn vốn này đã giúp hàng trăm phụ nữ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Tiêu biểu như trường hợp các chị: Nguyễn Thị Hải (P. Thủy Phương), Ngô Thị Thúy (xã Thủy Phù), Nguyễn Thị Quý (xã Dương Hòa)…

Là một trong những đơn vị làm tốt công tác quản lý nguồn vốn được ủy thác từ NHCSXH thị xã, tính riêng trong 5 năm qua, Thị đoàn Hương Thủy phối hợp với NHCSXH thị xã nâng tổng dư nợ ủy thác lên 16,9 tỷ đồng với hơn 400 hộ vay vốn. Thông qua đó, nhiều ĐVTN và các hộ chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời, tạo thuận lợi trong sản xuất chăn nuôi, phát triển kinh tế.

“Thời gian đầu tôi đi làm thuê và cả nhà chỉ nuôi được 2 con bò để làm kế sinh nhai. Sau khi được bình xét và hướng dẫn thủ tục vay vốn từ NHCSXH thị xã, tôi vay được 100 triệu đồng. Từ nguốn vốn này, gia đình đã mạnh dạn làm thêm chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, đàn bò đã lên đến 70 con, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình”, anh Hoàng Tuấn chia sẻ.

Được đánh giá cao trong việc sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả, hiện trên địa bàn P. Thủy Châu có 25 tổ TK&VV với dư nợ ủy thác hơn 42 tỷ đồng, tăng hơn 39 tỷ đồng so với năm 2002.

Bên cạnh tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo tiếp cận vốn TDCS, chính quyền địa phương còn phối hợp với nhiều cơ quan, đoàn thể…, tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, giúp các hộ vay mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích. Qua đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, góp phần giảm số hộ nghèo trên địa bàn phường xuống 2,82%, số hộ cận nghèo giảm 1,17% so với năm 2002.

Ngoài sử dụng vốn vay có hiệu quả, các tổ TK&VV ở P. Thủy Châu cũng là điểm sáng về tham gia gửi tiết kiệm, giúp người nghèo có nguồn tiền tích lũy và giảm gánh nặng khi trả nợ ngân hàng. “Thông qua tuyên truyền, vận động hiện, tỷ lệ tổ viên của chúng tôi gửi tiết kiệm hàng tháng đạt 100%, bình quân mỗi tổ viên gửi 1,5 triệu đồng/tháng”, chị Đoàn Thị Thủy – Tổ trưởng tổ TK&VV của tổ 8 – P. Thủy Châu chia sẻ.

Theo bà Ngô Thị Ái Hương - Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã, TDCS đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đối tượng thụ hưởng; giúp giảm tình trạng vay nặng lãi, tín dụng đen; giảm tỷ lệ thất nghiệp, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Quan trọng hơn, giúp người nghèo xóa bỏ tự ti, cảm giác bị bỏ rơi thay vào đó là đổi mới tư duy cách nghĩ, cách làm để phấn đấu thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, qua đó, càng củng cố vững chắc hơn nữa lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Bài, ảnh: Đăng Đoàn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Chung tay vì người nghèo.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách được triển khai thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TX. Hương Trà đã góp phần tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Chung tay vì người nghèo
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên
Nhiều cách làm để “Không ai bị bỏ lại phía sau”

Huy động đa dạng nguồn lực và tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ khó khăn theo phương châm “trao cần câu hơn xâu cá”, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025 ghi nhận những chuyển biến tích cực.

Nhiều cách làm để “Không ai bị bỏ lại phía sau”
Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo

Phát huy lợi thế kinh tế vườn và phát triển chăn nuôi, thời gian qua chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phường Thủy Biều (TP. Huế) đã huy động nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo cây, con giống cũng như bổ sung các tiêu chí thiếu hụt nhằm tạo sự đồng thuận, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo

TIN MỚI

Return to top