ClockChủ Nhật, 28/05/2023 07:22

“Đồ đạc ít, hạnh phúc nhiều”

TTH - Ấy là một trong những phong cách sống tối giản của người Nhật, dưới tinh thần của Sasaki Fumio. Anh từng sống trong căn phòng chất đầy đồ đạc, lộn xộn, bẩn thỉu và anh nhận thấy cuộc sống của mình cũng dần bị trì trệ theo. Rồi anh bắt đầu theo lối sống tối giản. Từ đó, cuộc đời của anh đã thay đổi một cách kỳ diệu.

Rustic - mộc mạc nhưng không nhàm chánChọn tone màu cho nội thất

leftcenterrightdel
 

1. Sasaki Fumio giới thiệu về mình: Nam, 35 tuổi, độc thân và chưa từng kết hôn. Một người không kết hôn, không tiền tiết kiệm như tôi chắc sẽ bị nhiều người cho là một kẻ thất bại. 10 năm trước, lý do tôi muốn làm ở nhà xuất bản không phải là tiền bạc hay vật chất. Lúc đó, tôi muốn làm một công việc có thể thể hiện được giá trị bản thân. Nhưng cùng với thời gian, tâm nguyện ban đầu đó ngày càng phai mờ dần... Trải qua những tháng ngày như thế, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều, tâm nguyện, bầu nhiệt huyết ban đầu cũng nguội dần và tôi đã chôn vùi chúng. Giờ đây, khi tôi vứt bớt đồ đạc và sống cuộc sống đơn giản, dường như những tâm nguyện ban đầu ấy lại được hâm nóng trở lại.

“Lối sống tối giản là cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài, như: không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta”, Sasaki Fumio chia sẻ trong cuốn sách đầu tay: “Lối sống tối giản của người Nhật”.

leftcenterrightdel
 Tối giản theo phong cách người Nhật 

Sasaki Fumio đã vứt đi rất nhiều đồ đạc trong nhà, và mỗi ngày anh đều sống trong niềm vui tận hưởng cuộc sống. “Cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Sau khi đi làm về, tôi ngâm mình trong bồn tắm, thay một bộ quần áo dễ chịu ở nhà. Vì đã dọn tivi đi rồi nên tôi sẽ đọc vài cuốn sách. Vứt bớt đồ đạc làm phòng có nhiều khoảng trống và tôi có thể ngủ thoải mái hơn. Mỗi sáng tôi đều thức dậy cùng ánh bình minh. Bức tường trắng trong nhà giờ không treo vật gì cả, và khi ánh nắng chiếu vào, cả căn phòng sáng rực lên. Vì dậy sớm nên tôi có thời gian ăn sáng và nhâm nhi một tách cà phê. Tập ngồi thiền và tĩnh tâm giúp tôi xóa bỏ hết phiền não trong cuộc sống. Mỗi ngày tôi đều dọn dẹp căn phòng một lần. Nếu thời tiết tốt, tôi sẽ giặt chăn đệm. Cuối cùng là thay một bộ quần áo phẳng phiu và đi làm. Cuộc sống thật là tuyệt diệu. Tôi không thể nghĩ có một ngày mình lại sống một cuộc sống đúng nghĩa đến như vậy. Vứt bớt đồ đạc quả thực là một điều tuyệt vời”, anh chia sẻ.

2. Lối sống tối giản của người Nhật như Sasaki Fumio gợi ý không chỉ phù hợp với một gã trai hơn 30 tuổi chưa vợ, mà nó còn có thể thích hợp với nhiều nhóm đối tượng - miễn là chúng ta thích và theo đuổi nó. Như gia đình nhỏ 4 người của chị Yamada. Cả gia đình sống rất giản dị với phần lớn đồ dùng sử dụng là tự làm. Trong tổ ấm của gia đình, nội thất được lược bỏ tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất mà không làm mất đi sự hài hòa của ngôi nhà; căn phòng – vốn là thư phòng, được dọn dẹp hết đồ đạc, trở thành không gian đa năng; phòng ngủ của vợ chồng chỉ để một chiếc tủ trắng gọn gàng, ngăn nắp. “Cuộc sống thoải mái với ít đồ đạc”, chị Yamada chia sẻ.

Hiện nay, lối sống tối giản kiểu tự do, không ràng buộc bởi vật chất của người Nhật đang được nhiều người trẻ trên thế giới quan tâm và trải nghiệm. Lối sống ấy được mô tả qua cụm từ: Dan-sha-ri, bao gồm: Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ), và Ri (tránh xa). Hiểu đơn giản là không đưa thêm những thứ không cần thiết vào cuộc sống của mình, vứt bỏ hết những thứ không cần thiết hiện có và thoát ra khỏi những ám ảnh về vật chất để hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận mọi điều trong cuộc sống.

“Việc vứt bớt đồ đạc không phải là “mục đích” của lối sống tối giản. Đó chỉ là một phương tiện giúp ta nhận rõ đâu mới là điều quan trọng thực sự trong cuộc sống của mình. Trong xã hội ngày nay, mọi thứ ngày càng phức tạp quá mức, nên phong trào tối giản này ban đầu chỉ áp dụng cho đồ dùng trong nhà, nay đã lan rộng sang các vấn đề khác. Để có thể chú tâm vào những việc quan trọng, hãy loại bỏ những việc không quan trọng”, Sasaki Fumio nhắn nhủ.

Bài: Đồng Văn - Ảnh: eva.vn - luxurydecor.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Doctor Nội Thất - Công ty thiết kế nội thất uy tín tại Hà Nội

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu thiết kế nội thất ngày càng trở thành một phần không thể thiếu để nâng tầm chất lượng không gian sống. Không chỉ dừng lại ở đáp ứng công năng sử dụng, thiết kế nội thất còn phản ánh phong cách, cá tính và gu thẩm mỹ của gia chủ. Để sở hữu một không gian sống đẹp mắt, tiện nghi và phù hợp thì việc lựa chọn một đơn vị thiết kế nội thất uy tín, giàu kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng.

Doctor Nội Thất - Công ty thiết kế nội thất uy tín tại Hà Nội
“Rèm xanh” cho căn nhà

Phủ xanh ngôi nhà bằng các loài cây leo là xu hướng được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Như những “tấm rèm xanh” tự nhiên, những dàn cây leo không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ nắng mưa, tạo nên không gian xanh mát, trong lành và dễ chịu giữa chốn đô thị.

“Rèm xanh” cho căn nhà
Màu sắc trong thiết kế

Trong bất kỳ loại hình thiết kế nào, từ thời trang, đồ họa, kiến trúc, nội thất... màu sắc luôn đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong thiết kế không gian sống đòi hỏi cần có sự chọn lựa màu sắc phù hợp, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Màu sắc trong thiết kế
Nhà phố cho vợ chồng trẻ

Những ý tưởng thiết kế hiện đại, thông minh biến những mảnh đất nhỏ của chủ nhân có ngân sách eo hẹp thành tổ ấm hạnh phúc. Nhờ đó, ngày nay nhiều cặp vợ chồng mới cưới không còn “mắc kẹt” giữa lựa chọn nhà đẹp ở quê hay xây nhà phố để tiện đi làm.

Nhà phố cho vợ chồng trẻ
Vẻ đẹp từ sự không hoàn hảo

Đôi khi, sự không hoàn hảo lại mang đến vẻ đẹp riêng biệt. Đó là lý do khiến những tấm tôn gỉ sét và màu sơn loại này lại được ưa chuộng trong không gian sống hiện đại.

Vẻ đẹp từ sự không hoàn hảo

TIN MỚI

Return to top