ClockThứ Năm, 10/02/2022 06:30

Đột phá trong cải cách thủ tục hành chính

TTH - Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là nhiệm vụ trọng tâm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thừa Thiên Huế tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch về BHXH.

Lương hưu tăng: Đời sống người nghỉ hưu được cải thiệnQuyền lợi lao động được đảm bảo nhờ thanh tra chuyên ngành

Giao dịch ở phòng một cửa tại BHXH tỉnh

Lợi ích của “một cửa”

Đến trụ sở BHXH Thừa Thiên Huế, ấn tượng đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là sự đón tiếp chu đáo, ân cần dành cho những người đến giao dịch tại bộ phận “Một cửa” (Tiếp nhận và Trả kết quả TTHC). Ông Nguyễn Văn Chính, cán bộ hưu trí phường Phú Nhuận (TP. Huế) chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất thoải mái mỗi khi đến giao dịch tại đây. Giờ không còn cảm giác bị gây khó khăn nữa, thay vào đó là sự nhiệt tình, ân cần của các anh chị khiến tôi rất hài lòng”.

Ông Hoàng Trọng Chính - Phó Giám đốc BHXH Thừa Thiên Huế cho biết: BHXH tỉnh luôn thực hiện đúng chỉ đạo của BHXH Việt Nam trong công tác cải cách TTHC, hướng tới mục tiêu trọng tâm là tạo thuận lợi và sự hài lòng cho người dân và DN. Hiện nay, ngoài bộ phận “Một cửa” ở BHXH tỉnh và BHXH các huyện và thị xã, BHXH tỉnh còn cử cán bộ tham gia tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh và Trung tâm Hành chính công các huyện.

BHXH tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiên cứu, rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tham mưu, đề xuất BHXH Việt Nam đơn giản hóa các TTHC. Đến nay, các TTHC của BHXH Việt Nam được cắt giảm còn 25 thủ tục (theo quy định tại Quyết định số 222/QĐ-BHXH). Cùng với công khai niêm yết 25 TTHC thuộc 5 lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN là việc đăng tải Bộ TTHC lên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, trang Thông tin điện tử của BHXH tỉnh để các tổ chức, cá nhân và đơn vị SDLĐ thuận tiện trong việc tìm hiểu và thực hiện.

Hệ thống cán bộ đầu mối được tổ chức từ BHXH tỉnh đến các huyện, thị xã nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác kiểm soát TTHC. BHXH tỉnh tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận và trả kết quả TTHC để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thực hiện (qua giao dịch điện tử, qua dịch vụ bưu chính và giao dịch trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả). Thông qua dịch vụ chuyển phát bưu chính, cơ quan BHXH đã chủ động hơn trong việc trả kết quả giải quyết hồ sơ, hồ sơ được chuyển trả ngay sau khi giải quyết, tránh được tình trạng hồ sơ lưu giữ; đồng thời, giảm tải số lượng đối tượng đến trực tiếp giao dịch, thiết thực phòng, chống dịch COVID-19.

Ứng dụng công nghệ

Từ cuối năm 2020, ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số được triển khai ở Thừa Thiên Huế để từng bước thay thế sổ BHXH và thẻ BHYT giấy. Năm 2021, BHXH tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện cài đặt ứng dụng VssID - BHXH số trong các cơ quan ban ngành và các địa phương, nhằm thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin, thực hiện dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với cơ quan BHXH, tạo thuận lợi cho người dân trong việc tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Tính đến19/12/2021, toàn tỉnh có 273.598 người tham gia cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID, đạt  67,73% kế hoạch giao.

Xác định, ứng dụng công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm, đáp ứng các mục tiêu hoạt động theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, gắn với quá trình cải cách hành chính, tạo sự hài lòng cho đối tượng tham gia, những năm gần đây, Ban lãnh đạo BHXH tỉnh đã có sự quan tâm đặc biệt trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, giải quyết chuyên môn, nghiệp vụ và phục vụ các tổ chức, cá nhân tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.

Việc ứng dụng CNTT cũng được triển khai thường xuyên nhằm nâng cao năng lực khai thác sử dụng. Hiện tại, BHXH Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận và đưa vào ứng dụng cơ bản các chương trình ứng dụng trong nghiệp vụ quản lý do BHXH Việt Nam cung cấp. Việc ứng dụng CNTT phần nào giảm bớt việc giao nhận hồ sơ trên giấy tờ văn bản, tiết kiệm đáng kể trong chi phí văn phòng phẩm của cơ quan. Các chương trình phần mềm đã đáp ứng được hầu hết các nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý hồ sơ của người sử dụng, được các đối tượng khách hàng hài lòng, phục vụ kịp thời, các nội dung thông tin trên giấy hẹn rõ ràng, cụ thể, tạo thuận lợi cho các đối tượng đến giao dịch.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Tuy đã được truyền thông rộng rãi, nhưng nhiều cơ quan, đơn vị, các tổ chức đại lý thu và người dân vẫn chưa quan tâm đúng mức về ứng dụng VssID và những lợi ích do ứng dụng mang lại, nên chưa cài đặt ứng dụng. Công tác cải cách TTHC đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn một số vướng mắc. Số lượng hồ sơ nộp qua dịch vụ bưu chính chưa cao. Một số đơn vị doanh nghiệp chưa thực hiện giao dịch điện tử, chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ, số lao động ít. Số lượng hồ sơ tiếp nhận tại các Trung tâm Phục vụ Hành chính công còn ít.

Theo ông Nguyễn Viết Dũng, Giám đốc BHXH Thừa Thiên Huế, tiếp tục thực hiện cải cách TTHC, BHXH địa phương cần nâng cấp hoàn thiện hạ tầng mạng và các thiết bị CNTT để đảm bảo triển khai đồng bộ các phần mềm nghiệp vụ và kết nối dữ liệu giữa cơ quan BHXH với các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn, vận động người tham gia BHXH, BHYT, BHTN cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Ngành BHXH cũng cần duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 nhằm công khai, minh bạch các quy trình giải quyết công việc; ngăn ngừa không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu trong thực thi công vụ; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

 Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

TIN MỚI

Return to top