ClockChủ Nhật, 22/11/2020 07:18
Chương trình hộ lý, điều dưỡng làm việc tại Nhật Bản:

Giải pháp việc làm hiệu quả cho thanh niên

TTH.VN - Nếu bạn có khát khao lớn để thành công, mong muốn giúp đỡ bố mẹ và người thân…, bạn có thể nắm bắt cơ hội xuất khẩu lao động tại Nhật Bản theo ngành hộ lý và điều dưỡng. Đó là thông điệp được Công ty Daystar truyền cảm hứng cho thanh niên tại hội thảo “Chương trình hộ lý, điều dưỡng làm việc tại Nhật Bản - Giải pháp việc làm hiệu quả cho thanh niên” diễn ra chiều 21/11.

Xuất khẩu lao động tại A Lưới: Cần linh hoạt giải pháp để gỡ khóBước tiến trong xuất khẩu lao độngXuất khẩu lao động tăng mạnhXuất khẩu lao động: Hướng phát triển kinh tế ở Quảng ĐiềnTìm hiểu về xuất khẩu lao động gắn với giảm nghèo bền vững

Các bạn trẻ tham gia hội thảo

Chương trình hợp tác lao động đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam sang Nhật Bản làm việc chính thức được thực hiện từ năm 2012. Đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) đã hoàn thành 8 khóa đào tạo ứng viên điều dưỡng, hộ lý với 1.670 người. Trong đó, 1.340 ứng viên đã sang Nhật Bản làm việc, số còn lại đang đợi xuất cảnh.

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh & Xã hội Thừa Thiên Huế cho biết: “Trước đây, hộ lý và điều dưỡng là ngành nghề chỉ dành riêng cho lao động Nhật Bản. Tuy nhiên, trước tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực nghiêm trọng, Nhật Bản đã ưu tiên mở rộng cánh cửa đón nhận lao động Việt Nam về ngành nghề này. Đây là cơ hội rất lớn để người trẻ Việt Nam trở thành nhân viên hộ lý, điều dưỡng tại Nhật Bản”.

Điều kiện đăng ký tham gia chương trình hộ lý, điều dưỡng làm việc tại Nhật Bản không quá phức tạp: Tuổi từ 18-35. Tốt nghiệp THPT trở lên. Có đam mê công việc, biết yêu thương và sẻ chia. Sẽ là lợi thế nếu đã tốt nghiệp trung cấp các ngành hộ lý, điều dưỡng trở lên. Trình độ tiếng Nhật để xuất cảnh là N4, nhưng khi đăng ký hồ sơ bước 1 thì không cần trình độ tiếng Nhật.

Trong hơn 400 công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của cả nước, Công ty Daystar thuộc nhóm hơn 20 công ty được cấp phép phái cử thực tập sinh ngành hộ lý, điều dưỡng sang làm việc tại Nhật Bản. Đây cũng là công ty đầu tiên của miền Trung và Tây Nguyên được phép phái cử thực tập sinh ngành này.

Người trẻ tham gia các hoạt động giao lưu, tìm hiểu chương trình hộ lý, điều dưỡng làm việc tại Nhật Bản

Theo Daystar, làm việc tại Nhật Bản theo chương trình này mức lương có thể đạt từ 25-36 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ chi phí ăn, nhà, chi tiêu hằng ngày…, mức thực nhận khoảng 20-28 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm làm việc, mỗi lao động có thể tích lũy từ 600-800 triệu đồng và được phép gia hạn thêm 2 năm. Kết thúc quá trình làm việc 5 năm tại Nhật Bản, mỗi lao động có thể tích lũy ít nhất 1,2 tỷ đồng.

Trong trường hợp thi đậu chứng chỉ quốc gia điều dưỡng Nhật Bản (kai-go), người lao động sẽ được ở lại làm việc lâu dài với mức lương cao như người Nhật. Không những thế, người lao động còn được bảo lãnh vợ/chồng và con để cùng đoàn tụ tại Nhật Bản.

Hiện nay, so với nhiều địa phương khác trong khu vực Bắc miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, thanh niên Thừa Thiên Huế vẫn chưa mạnh dạn chọn xuất khẩu lao động để phát triển. Nhiều người có tâm lý ngại đi xa, ngại rủi ro và chưa thực sự thấy được lợi ích của việc xuất khẩu lao động. Vấn đề này, các cấp các ngành và các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhiều hơn nữa để thanh niên chưa có việc làm và người dân hiểu rộng rãi hơn.

Với sự tham gia của hơn 200 thanh niên, tại hội thảo giới thiệu về chương trình hộ lý và điều dưỡng làm việc tại Nhật Bản, Công ty Daystar đã mời các chuyên gia uy tín để cung cấp những thông tin về chiến lược đưa lao động làm việc tại nước ngoài của Việt Nam; những chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động của Thừa Thiên Huế; môi trường làm việc và các chế độ phúc lợi ở Nhật Bản… Những thông tin hữu ích này sẽ giúp người trẻ có thêm sự tự tin khi chọn lựa con đường lập nghiệp cho bản thân.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế

Từ ngày 4 đến ngày 7/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Newborn Việt Nam, Hội đồng Hồi sức châu Âu tổ chức hai lớp đào tạo liên tục dành cho các bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng đến từ các đơn vị y tế trong, ngoài tỉnh.

Đào tạo hồi sức sơ sinh cho cán bộ y tế
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Sáng 1/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh có công văn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, TP. Huế; chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

TIN MỚI

Return to top