ClockThứ Ba, 05/06/2018 06:03
HƯỞNG ỨNG NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI (5/6)

Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon từ những việc làm thiết thực

TTH - Tuyên truyền, vận động và bằng hành động thiết thực cùng nhau hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại và xử lý khoa học để giảm gánh nặng ô nhiễm từ chất thải này đang được nhiều chi hội phụ nữ ở các địa phương ven đầm phá, ven biển tích cực hưởng ứng.

600 cán bộ, sinh viên tham gia chương trình “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”Nói không với túi nhựa, túi nilonNói không với túi nilon

Ra quân vệ sinh, làm sạch rác thải, nhất là rác thải nhựa tại bãi biển Thuận An hưởng ứng Ngày Môi 

Phụ nữ nhập cuộc

Từng phát sinh nhiều điểm đen về rác thải, trong đó rác thải nhựa, túi nilon chiếm đa phần, nhưng nhờ sự vào cuộc tích cực của các tổ chức đoàn thể và thực hiện đề án thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Phú Vang, môi trường ở những điểm đen như đầm Chuồn (Phú An), các tuyến đường ven biển, ven phá của xã Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hà, Phú Mỹ... đã được cải thiện.

Từ năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phú Vang triển khai thực hiện mô hình “Nói không với túi nilon, đi chợ bằng giỏ nhựa” nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ trên địa bàn. Phát động tiên phong mô hình này là xã Phú Hồ, nhưng xã “phủ sóng” ra toàn các chi hội là Phú Thượng. Đầu năm 2018, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Phú Vang tiếp tục ra mắt 9 mô hình “Đi chợ bằng giỏ nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon” tại 9 xã đầm phá. Ngoài số giỏ nhựa cấp cho các chi hội để phân phát về cho các phụ nữ, nhiều chị em đã tự mua sắm, tự sử dụng để tích cực tham gia hưởng ứng mô hình này. 

Chị Ngô Thị Lệ Thu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Vang cho biết, mô hình này rất dễ được nhân rộng vì “vừa sức” với chị em, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Lợi thế ở nông thôn là các mẹ, các chị trực tiếp từ nhà đến thẳng chợ nên việc xách giỏ đi chợ dễ duy trì và nhân rộng. Những trường hợp không dùng giỏ đi chợ đã được các chị em hội viên đến tận các điểm chợ để tuyên truyền, nhắc nhở từ người bán hàng đến người dùng, hạn chế sử dụng túi nilon. Cùng nhìn nhau, nhắc nhau, nên ý thức của nhiều người đã được nâng lên.

Trước đây, chỉ trong buổi sáng đi mua đồ ăn sáng về cho chồng và các con, chị Nguyễn Thị Thu Hương, ở xã Phú An (Phú Vang) mang về nhà 4-5 túi nilon. Nhưng bây giờ, chị đã quen mang theo chiếc ca-mèn 3 ngăn để đựng đồ ăn sáng. Như chị Hương, nhiều phụ nữ khác cũng đã thay đổi thói quen dùng ca, hộp sử dụng nhiều lần, giỏ nhựa để giảm sử dụng túi nilon và tránh tác hại của chất nhựa đến thực phẩm nóng.

Phát huy đúng thế mạnh

Để hướng đến trọng tâm, trọng điểm, phát huy đúng thế mạnh của từng đối tượng, tổ chức hội, đoàn thể, Tỉnh ủy đã chỉ đạo, thay vì mỗi tuyến đường “xanh- sạch- đẹp” do một đoàn thể phụ trách tự quản, sắp tới, mỗi đoàn thể phụ trách một mảng; trong đó, giao hội phụ nữ phụ trách mảng “sạch”. Cùng với đó, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, những mô hình liên quan đến bảo vệ môi trường như “thùng rác gia đình” ở Phú Hồ, hoặc những mô hình, tổ liên kết kinh tế và sản xuất sạch như: “nấm rơm sạch” ở xã Phú Lương, “nuôi cá lồng nước ngọt sạch” ở xã Vinh Thái, “nuôi cá lồng nước lợ sạch” ở thị trấn Thuận An, “bánh tét an toàn” ở xã Phú An, “tổ dịch vụ nấu ăn phục vụ đám, tiệc an toàn” ở Phú Mậu... tiếp tục được phát huy.

Ông NguyễnViệt Hùng, Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường cho rằng, do địa bàn trải dài, nằm xa các điểm xử lý rác thải tập trung, nên công tác xử lý rác thải ở vùng đầm phá, ven biển gặp nhiều trở ngại, tốn kém hơn. Việc hình thành các mô hình phân loại rác, tái chế, tái sử dụng, đi chợ bằng giỏ nhựa... không chỉ từng bước nâng cao nhận thức cho người dân hạn chế thải rác nilon, rác nhựa khó phân hủy gây hại môi trường, làm “bít” cầu, cống, sông, đầm, mà còn giảm lượng rác cần vận chuyển, xử lý. Chưa thể thay đổi ý thức, thói quen sử dụng của người dân trong ngày một ngày hai, nhưng từ những việc làm nhỏ, thiết thực, nhưng nếu được lan tỏa sẽ mang lại lợi ích lớn trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là môi trường vùng nông thôn và vùng đầm phá, ven biển.

Trước thực trạng và hệ lụy được cảnh báo, nhân ngày Môi trường thế giới năm 2018 với chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường kêu gọi mọi người tránh thải chất thải nhựa bừa bãi, ưu tiên sử dụng các túi giấy, túi vải thân thiện với môi trường, tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa; sau khi sử dụng xong không tự ý đốt hay chôn lấp mà nên phân loại riêng túi nilon để thu gom và tiêu hủy theo quy trình an toàn.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa

Từ năm 2023 đến nay, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam đã tài trợ tổng cộng 9 trạm nhà chờ và máy cấp nước uống miễn phí tại các địa điểm di sản và điểm du lịch, với kỳ vọng giảm rác thải nhựa từ hoạt động du lịch.

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa
Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

Lần đầu tiên, Diễn đàn Đất và Nước quốc tế được tổ chức từ ngày 9 - 11/12 tại Bangkok (Thái Lan), vạch ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy nỗ lực toàn cầu trong việc quản lý tình trạng khan hiếm nước và đảo ngược tình trạng suy thoái đất, đóng vai trò rất quan trọng đối với an ninh lương thực và sức khỏe môi trường toàn cầu.

Kế hoạch hành động cấp cao đầu tiên để giải quyết khan hiếm nước, suy thoái đất

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Chai thủy tinh Công ty pallet nhựa Hà Nội Pavico Việt Nam
Return to top