ClockThứ Ba, 05/05/2020 09:45

“Không nắm níu được mô con…!”

TTH - Nắm rau củ và hàng xén các loại của mệ nằm dưới gốc cây. Chúng được nép vào sát hàng rào nhà người ta. Mệ thì ngồi xẹp ở phía ngoài, gương mặt trông thật thương. Hôm nay trật tự phường lại rảo qua…

“Mua giùm cho mệ đi con. Mai chừ không ai ghé lại. Mà hàng quán đậy điệm như ri, ai biết chi ngon chi dở mà ghé…” – Mệ nói, cuống quít dù gặp khách quen. Tôi nhặt vào giỏ mình nắm rau, miếng thơm, chanh ớt và chút ít hành ngò. Phải nói mệ đừng cho thêm, kẻo ăn không hết thì phí. Khi nào cần mấy đứa nhỏ lại chạy ra mệ, nhà cách có mấy bước chân...

Hỏi mệ ở một mình, lâu rày có phải chạy chợ thường xuyên như vầy không, giọng mệ chừng như đã quen chịu đựng “Khi ôn nằm xuống, mệ cũng chỉ cần rau cháo đủ qua ngày thôi. Có điều kỵ giỗ cúng chạp thì phải có tiền. Rồi lúc đau lúc ốm nữa nên phải phòng thân chớ con”. Hỏi chuyện, mệ nói có cô con gái ở Đà Nẵng, thi thoảng cũng gửi ra cho mẹ đôi ba trăm tiêu vặt. Còn ba anh con trai thì cũng cực khi suốt ngày theo công trình làm phụ nề, hay phụ xe tải. Vợ chồng con trai trưởng được ôn mệ cắt cho thửa đất, làm nhà ngay cạnh nhưng cũng không giúp gì được. “Con trai mệ thật thà lắm. Hắn cũng đi cả ngày, về là đã mỏi mệt rồi nên cũng thương… Con dâu thì hắn lo mấy đứa con, cũng lẹt xẹt việc ni việc tê. Nhưng con dâu không phải con mình – giọng mệ nghe buồn ơi luôn – Mấy hôm ống nước hư, mệ phải qua xin nước nhà người ta vì không dùng nhà con mình được. Chuyện chi rồi cũng tự mình thôi. Biết mấy đứa cực quá nên mệ không nói năng chi. Chừ ri chạy chợ được ngày mô đặng ngày nớ thôi con. Cái số “mền” hắn rứa…”.

Có bao nhiêu người đàn bà đã quen với chịu đựng như vậy, bằng cách cho đó là số phận của mình? Tôi nghe mắt mình rưng, nghĩ có bao nhiêu điều hàng ngày vẫn lướt qua, mà mình không thể nào biết hết và chia sẻ được hết. Cũng không biết có khi mô, vì điều chi mà tự bản thân tôi cũng nghĩ và cho là cái số của mình vậy không? Chắc có. Nhưng chắc là theo một cách khác, hướng khác vì hình như tôi và bao người khác nữa, cũng “mang sẵn” chút chịu đựng nào đó thì phải.

“Mệ kiếm chỗ nào ít nắng mà ngồi nghe, không thì ốm rồi khổ…! Mà có đau ốm thì cũng gọi con, gọi cháu chớ đừng tự mình lầm lụi nghe mệ”. Tôi chỉ biết nói có vậy trước khi bước đi. Nhưng thiệt, lòng nghe có điều chi tan nát khi mệ nói với “Ờ mệ gắng. Mà rứa chơ không nắm níu được mô con ơi…”.

An Bình Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Return to top