ClockThứ Tư, 15/01/2014 13:33

Lá chuối cho người nghèo có Tết

TTH - Giáp Tết, người dân ở phườngThủy Biều, thành phố Huế lại hối hả chọn những ngọn lá chuối đẹp nhất để xếp thành ốp đem về chợ bán phục vụ nhu cầu gói bánh tét, bánh chưng.

Mệ Văn Thị Lang, đã ngoài 80 tuổi rồi nhưng vẫn không quên công việc đem lá chuối về chợ bán vào những ngày giáp Tết. Theo mệ Lang, việc này mệ làm đã mấy chục năm nay rồi. Nhờ vậy, mà Tết đến có cái ăn, cái mặc. Hay chị Hoàng Thị Thoan, nhờ lá chuối này mà chị vừa sắm được áo quần cho con, đồng thời còn mua được thực phẩm về cúng gia tiên nhân dịp xuân mới.

 Cắt lá chuối chuẩn bị mang ra chợ bán

Ở phường Thủy Biều, việc bán lá chuối ngày Tết gần như là công việc truyền thống từ bao đời nay. Cứ vào những ngày giáp Tết, người dân lại hối hả cho công việc này vì giúp cho gia đình có thêm nguồn thu nhập phục vụ cho ngày tết.

Việc chọn lá chuối bán ngày Tết quả không dễ chút nào. Chuối phải là giống chuối sứ, loại này không sử dụng được quả bởi hột rất nhiều, song cho lá to, đều nhau và khi gói bánh cho màu xanh mướt, thơm ngon. Cái khó của người trồng chuối để bán lá là phải chăm chút thật kỹ, đặc biệt khi mùa mưa gió đến bởi nếu không thì lá chuối sẽ rách, coi như bỏ. Lá chuối sứ của Thủy Biều luôn có giá bán khá cao, thường năm, mỗi ốp lá có giá từ 10.000đ – 15.000đ. Như thế, nếu nhà nào có vườn chuối nhiều thì cho thu nhập rất khá.
 
Ông Văn Đình Thành nói: “Trồng chuối sứ để bán lá vào dịp Tết phục vụ nhu cầu gói bánh tét, bánh chưng ở Thủy Biều có từ rất lâu rồi. Vì vậy, ở Thủy Biều, trong khu vườn, ngoài việc dành diện tích trồng cây đặc sản thanh trà và một số cây ăn quả khác như cam, quýt, mít, dứa… người dân vẫn dành một khoảng đất rộng vài trăm mét để trồng loại chuối sứ này”. Bà Phạm Thị Như thì cho hay: “Có lẽ cây chuối sứ bây giờ ít nơi nào trồng vì nó không đem lại hiệu quả kinh tế gì vì cây chuối này trái toàn hột ăn rất khó mà chẳng ngon lành gì. Ở Thủy Biều, người ta trồng nhiều chủ yếu bán lá chuối vào dịp Tết mà thôi. Tuy nhiên, cũng nhờ nó mà nhiều gia đình nghèo có Tết đấy”.
 
Trong phát triển kinh tế vườn, người dân Thủy Biều đang dần chuyển đổi mô hình vườn tạp sang chuyên canh cây thanh trà có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, người dân vẫn giữ lại một số diện tích nhất định để trồng chuối sứ để bán lá gói bánh ngày Tết, bởi đây được xem là công việc truyền thống lâu đời, đồng thời có thu nhập cho ngày Tết vốn phải chi tiêu rất nhiều.
Khôi Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

Sau thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự phục vụ Tổ quốc, bộ đội xuất ngũ được cấp thẻ học nghề, có thể chọn học một trong 140 danh mục ngành nghề đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
Một câu chuyện đẹp ở làng Phú Lễ

Là câu chuyện kể về gia đình cụ Ấm Hoàng đã quan tâm và chăm sóc ông Cả Khiêm và bà Nguyễn Thị Thanh (anh trai và chị gái của Bác Hồ) trong nhà một thời gian dài từ năm 1925 đến năm 1939.

Một câu chuyện đẹp ở làng Phú Lễ
Rau quê

Có những loài được gọi là rau, là thuốc mà chẳng cần ai gieo trồng, chăm bón. Chúng cứ đội nắng dầm mưa vươn lên xanh tốt trên đồng bãi chốn nông thôn, đúng kiểu trời sinh trời dưỡng. Rau quê, gọi tên thôi đã thấy rung rinh bao nỗi mến thương.

Rau quê

TIN MỚI

Công ty quà tặng doanh nghiệp grand cru
Return to top