ClockThứ Ba, 10/11/2020 09:20

Lắng nghe

TTH - “Có mấy chục trứng gà ta, con đem vào cho mấy đứa ăn”- O nói khi tôi ghé thăm nhà dịp về quê dự đám cưới em họ. Tôi từ chối vì biết nếu không lấy O sẽ bán và kiếm được chút tiền, dù không nhiều nhưng cũng đủ mua thức ăn cho đàn gà và những bữa cơm muộn chỉ toàn rau với cá.

O không ăn được thịt vì căn bệnh hiểm nghèo, đã điều trị nhiều lần và nay chỉ còn uống thuốc cầm cự được ngày nào hay ngày đó. Cũng bởi biến chứng từ những đợt xạ trị nay một mắt của O mờ đi, không còn thấy như trước. Thế nhưng lúc nào về quê, đến thăm cũng thấy O làm việc liên tục. Công việc ở quán cà phê cóc nơi đầu làng không quá đông khách nhưng một mình, O không khi nào ngơi tay.

O là chị cả của ba tôi. Từ bé, vì cuộc sống quá khó khăn O đã phải bươn chải rất nhiều nghề, làm thuê làm mướn nhiều nơi. Đến khi luống tuổi một chút, O trở về quê và bén duyên về nghề buôn bán tạp hoá nhỏ, nay lại thêm quán cà phê. Nếu không phải chịu cảnh ốm đau bệnh tật với những khoản viện phí quá lớn, có lẽ cuộc sống của O sung túc hơn nhiều.

Làm mẹ đơn thân, với O để đối diện với cuộc đời, với người thân đã là một điều khó khăn. Dù thế O vẫn luôn là người sống có trách nhiệm, luôn lo lắng cho người khác. Ngày tôi sinh đứa con đầu lòng, không đi được xe máy O vẫn bắt xe ôm vào thăm với quà cáp lỉnh khỉnh. Lúc ba mẹ tôi khốn khó chỉ có O chìa tay ra giúp đỡ. Lúc chị em tôi thi đỗ rồi đi học đại học, hàng tháng O vẫn hỗ trợ một phần chi phí học hành... Các em con O khác (em gái của O tôi) cũng nhận được rất nhiều những yêu thương giúp đỡ từ O.

Chỉ có điều O là người khá gia trưởng, đôi lúc cũng áp đặt suy nghĩ cho con cháu, lại nóng tính nên khi không vừa ý thường nói những điều không vừa tai người nghe. Thế nên, đám cháu chắc ít đứa gần gũi với O. Tôi thì khác. Tôi hiểu và chấp nhận điều đó như là quy luật tự nhiên. Bởi mỗi người ai cũng có một tính cách riêng. Chúng ta chấp nhận và tôn trọng sự riêng biệt thì cuộc sống mới nhẹ nhàng và thú vị.

Có lẽ cũng vì thế mà O “thân” tôi nhất, có chuyện gì cũng nói với tôi. Những cuộc điện thoại kéo dài cả tiếng đồng hồ, những ngày về quê ngồi vài tiếng ở quán cà phê của O chỉ đơn giản là để O “xổ” những điều không vừa ý trong cuộc sống. Sau mỗi cuộc nói chuyện, tôi không biết O đã giải toả được bao nhiêu bực dọc trong lòng nhưng ít ra tôi đã thấy được nụ cười khi O chào tạm biệt. Và tôi nhận ra, dù mình chưa có cách gì để giúp O giảm bớt những cơn đau do bệnh tật hành hạ nhưng ít ra chỉ cần kiên nhẫn lắng nghe O nói cũng đã giúp O có thêm niềm vui sống. Từ dạo đó, tôi siêng về quê hơn, bởi tôi biết ở đó có người đợi tôi lắng nghe mỗi ngày.

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

Đứng lớp dạy nấu ăn cho những người yếu thế trong xã hội, hay khi hướng dẫn cho các chuyên gia tìm hiểu về ẩm thực Huế, chị Lê Thị Thanh Hương (TP. Huế) luôn làm việc bằng một tình yêu say mê với ẩm thực. Không chỉ tận tâm giúp những người có hoàn cảnh thay đổi chất lượng cuộc sống, chị Hương còn tích cực lan tỏa văn hóa ẩm thực của quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực
Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Return to top