ClockThứ Tư, 17/04/2019 06:15

Mái ấm của người mù & hành trình nhân ái

TTH - Bốn năm sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) có Chỉ thị số 51 – CT/TW, ngày 28/10/1993, Hội Người mù Thừa Thiên Huế được thành lập. Tổ chức hội thực sự là mái ấm của trên 3.000 người mù trong tỉnh.

Hơn 25 tỷ đồng cho hội viên người mù vay vốn làm ăn3,66 tỷ đồng cho 1.300 lượt hội viên mù phát triển kinh tế

Dạy nghề, tạo việc làm giúp người khiếm thị có cuộc sống vững chắc hơn

Vật chất được chăm lo

Thông qua tổ chức hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội… lập 386 dự án, với doanh số trên 25,521 tỷ đồng cho 5.561 lượt hội viên vay và thu hút thêm 7.548 lao động là người thân trong gia đình. Ngoài Công ty TNHH 1TV Niềm Tin 17.4, toàn tỉnh còn có 5 hợp tác xã, 3 cơ sở sản xuất tạo việc làm cho hơn 290 lao động, trong đó có 205 lao động là người mù. Năm 2018, Công ty TNHH MTV Niềm tin 17.4 ký hợp đồng với Công ty Ươm giống cây trồng lâm nghiệp của Pháp để sản xuất 50.000 sản phẩm mây tre đan xuất khẩu, giải quyết cho hàng ngàn lượt lao động.

Ngày 17/8/2006, Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người mù được thành lập. Các cấp hội tranh thủ nguồn lực, xã hội hóa dạy nghề cho hội viên. Từ khi thành lập đến nay, Tỉnh hội Người mù tổ chức 58 lớp dạy nghề tập trung và lưu động 885 học viên tham gia. Các huyện hội mở 40 lớp dạy nghề cho 553 hội viên.

Có vốn, có nghề và có việc làm, hội viên xóa đi mặc cảm. Nhiều người xây được nhà cửa, chăm lo con cái học hành, cuộc sống gia đình vươn lên vững chắc. Anh Nguyễn Tín, hội viên HNM xã Quảng Thọ, Quảng Điền được vay ưu đãi 20 triệu đồng, anh từng bước làm ăn có hiệu quả. Anh Tín chia sẻ: “Bắt đầu với việc chăn nuôi lợn thịt và lợn nái, vợ chồng tôi mở thêm cửa hàng gas. Đến giờ, cuộc sống gia đình ấm no, kinh tế ngày càng khấm khá”.

Tinh thần được chú trọng

Anh Nguyễn Viết Thương làm quen với máy tính khi đang là học sinh lớp 7. Thương cho biết, “sau một thời gian tiếp xúc với máy tính, tôi thấy mình đã tìm thấy ánh sáng qua những nút phím và con chuột máy tưởng như vô hồn”. Không ngừng học tập, anh Thương thu về “chiến lợi phẩm” khi giành giải nhì cuộc thi Liên hoan Tin học toàn quốc dành cho người khiếm thị năm 2017. Khởi đầu, Thương là học viên lớp tin học tại Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp Trẻ em mù, thuộc Hội Người mù (HNM) tỉnh.

Trên cơ sở lớp học xóa mù chữ đầu tiên cho cán bộ hội được mở năm 1994 tại Trung tâm Nuôi dưỡng xã hội An Hòa, hội cử nhiều cán bộ, hội viên tham gia các khóa đào tạo giáo viên, tích cực chỉ đạo các huyện hội điều tra, khảo sát nhu cầu học chữ, vận động xã hội đã mở được 80 lớp xóa mù chữ Braille cho 1.073 hội viên. Tỉnh hội duy trì và tổ chức thành công hội thi kỹ năng đọc viết nhanh chữ Braille, hội thi tin học dành cho người mù; xây dựng thư viện với hơn 500 đầu sách chữ nổi và chữ đen.

Nâng cao đời sống tinh thần cho hội viên, hội đã tổ chức các kỳ liên hoan nghệ thuật “Tiếng hát từ trái tim”, công diễn chương trình văn nghệ “Chung một niềm tin”; tham gia các hội thi, các kỳ đại hội thể thao người khuyết tật toàn tỉnh và khu vực. 30 năm qua, người mù Thừa Thiên Huế đoạt được 45 HCV, 20 HCB và 22 HCĐ cùng nhiều bằng khen, giấy khen về văn nghệ, thể dục thể thao.

Thời gian qua, người mù gặp khó khăn trong toàn tỉnh đã được trao tặng 270 nhà đại đoàn kết, sửa chữa 379 ngôi nhà hư hỏng với số tiền lên tới gần 5 tỷ đồng. Chưa kể, đã có 181.200 suất quà trị giá trên 35 tỷ đồng đã được chuyển đến cho người mù khó khăn. Người mù ở Thừa Thiên Huế luôn được sự quan tâm của cộng đồng.

Hội thực sự là mái ấm

Năm 2002, A Lưới là đơn vị cuối cùng trong tỉnh thành lập Hội Người mù. Thống kê, toàn tỉnh hiện có 139/152 chi hội người mù cấp xã, phường, thị trấn với 3.091 hội viên.

Thực hiện Chỉ thị số 51 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, các cấp hội trong tỉnh tập trung tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác củng cố, kiện toàn và phát triển tổ chức hội. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ hội tâm huyết và năng lực. Việc phối hợp hoạt của hội với các ban, ngành, đoàn thể được thực hiện xuyên suốt, đảm bảo hoạt động có hiệu quả. 

Theo ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, hội người mù các cấp thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự vận động nguồn kinh phí để hỗ trợ, giúp đỡ người mù. Chính từ những hoạt động giàu tính nhân ái, tổ chức Hội người mù ở Thừa Thiên Huế thực sự trở thành chỗ dựa và là mái ấm cho những người khiếm thị, gặp cảnh ngộ không may mắn.

Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
“Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy vừa có văn bản gửi các thành ủy, thị ủy, huyện ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan báo chí triển khai một số nhiệm vụ tuyên truyền cuộc thi trực tuyến “Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.

“Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Return to top