ClockThứ Bảy, 05/09/2020 06:45

Người lao động xoay xở mưu sinh trong mùa dịch

TTH - Bị mất việc, giảm, giãn việc làm và giảm sâu thu nhập là hệ quả do tác động của dịch COVID-19 không chỉ đối với lao động tự do mà cả lao động có giao kết hợp đồng. Dịch bùng phát đợt 2 thực sự càng “ngấm” sâu mức độ ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Duy trì để phát triểnVượt khó nhờ bảo hiểm thất nghiệpMất thu nhập nhưng tránh dịch bệnh là quan trọng

Để thích ứng và duy trì thu nhập, nhiều lao động nhận thêm nhiều chân chạy hàng phù hợp nhu cầu tiêu dùng trong thời buổi dịch bệnh

Chật vật mưu sinh

 Không thực hiện giãn cách xã hội, không có lệnh tạm dừng hoạt động như trong đợt dịch trước, chị Phước vẫn hằng ngày tranh thủ đạp xe từ TX. Hương Thủy lên TP. Huế để thu mua chai bao, phế liệu. Chị Phước nói: "May mà đợt dịch ni chưa có ở tỉnh mình, chứ nội gần một tháng buộc phải nghỉ mua bán, ở nhà như đợt trước, gia đình tui chắc sẽ lâm cảnh khốn khó. Cứ tranh thủ mua gom được đồng mô hay đồng nấy, chứ tui cũng không muốn phụ thuộc, trông chờ vô Nhà nước hỗ trợ".

 Công việc chạy xe thồ chở khách không "năng" như trước, bác Lai xoay qua bắt mối chở hàng giao tận nhà cho những cửa hàng điện máy, điện lạnh ở đường Phan Đăng Lưu, Mai Thúc Loan (TP. Huế). Bác Lai kể : "Hôm qua gặp mối chở tủ lạnh ra thị trấn Phong Điền, ngoài tiền chở như giao kết, chủ hàng thấy tui nhiệt tình nên họ rộng lòng cho thêm 50 nghìn đồng, tui thấy bớt mệt dù chạy đường sá xa xôi".

 Như bác Lai, nhiều người đang xoay nghề, xoay việc để thích ứng với tình thế dịch bệnh COVID-19 đang gây tác động xấu đến việc làm, thu nhập của đại đa số nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện nay. Có người từ lái xe khách, giờ tạm nghỉ dịch cũng chuyển sang phụ khuân vác, làm thợ hồ...

 Tuy nhiên, một số khác không thể "xê dịch" thời gian, công việc đành chấp nhận thất thu, giảm thu để tạm phòng chống dịch. Chị Nguyễn Thị Quỳnh Anh, nhân viên bán vé xe khách thuộc Công ty CP Xe khách Thừa Thiên Huế thời gian này chỉ làm 15 ca/tháng thay vì 30 ca/tháng nếu không xảy ra dịch COVID-19. Thu nhập của chị và một số nhân viên khác chỉ còn hơn một nửa vì doanh thu của đơn vị giảm sâu khi các tuyến xe hoạt động bị cắt, chỉ còn duy trì tuyến Huế - TP. Hồ Chí Minh và ngược lại, nhưng cũng giảm chuyến mạnh vì không có khách.

 Nghề bán bảo hiểm nhân thọ và phân phối sản phẩm nước yến của chị Phan Thị Tuyết, ở Lê Ngô Cát, TP. Huế gần một tháng nay cũng bị sụt giảm doanh số bán hàng. Chị Tuyết tiếc nuối: "Chưa kịp mừng khi vừa khai thác được khách hàng sắp ký hợp đồng mua gói bảo hiểm nhân thọ 18 triệu đồng/năm thì dịch bùng phát trở lại. Khách hàng đành hủy việc ký kết vì phải tập trung dành dụm tiền để trang trải chi tiêu trong thời điểm khó khăn sắp tới".

"Ngấm" ảnh hưởng do dịch

Cũng trong thời điểm này, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng cũng bị đình trệ, một số phải đóng quán, cho nhân viên nghỉ việc. Gia đình anh Nguyễn Hoàng Thiên kinh doanh hàng ăn trong đợt này cũng tạm đóng cửa vì ế ẩm. "Tuân thủ quy định bàn cách bàn, mỗi bàn ăn chỉ cho phép ngồi tối đa 4 người, nên lượng khách "ruột" và khách vãng lai giảm nhiều. Để khỏi kéo dài tình trạng lỗ vốn, tốn tiền trả nhân công, điện nước..., chúng tôi phải tạm đóng quán đến lúc nào thấy tình hình tạm ổn mới mở quán trở lại", anh Thiên giãi bày.

 Dịch COVID-19 đã tác động đến nhiều mặt kinh tế, đời sống, xã hội của tỉnh, trong đó một số ngành chịu tác động lớn như du lịch, lưu trú và ăn uống, vận tải... Trước tình hình khó khăn do hậu quả nặng nề của dịch, cùng với cả nước, địa phương chưa thể đón khách nước ngoài trở lại. Khách du lịch nội địa chuẩn bị có dấu hiệu phục hồi trở lại thì dịch bùng phát đợt 2 lây lan ở nhiều địa phương, nên ngành du lịch của tỉnh cũng gần như bất động. Điêu đứng nhất là các đơn vị lữ hành, kinh doanh khách sạn với hàng ngàn lao động làm việc trong lĩnh vực này. Một số khách sạn đang tạm giải quyết cho khoảng 40% lao động tạm nghỉ việc.

Rất nhiều người làm trong ngành hướng dẫn viên du lịch đang lo lắng vì khả năng dịch COVID-19 sẽ khiến họ không có việc, mất  thu nhập trong vòng 2 năm. Chị Phan Thu Anh làm hướng dẫn viên các tour Huế - Đà Nẵng - Hội An nhẩm tính,  từ đầu năm đến nay, vợ chồng chị bị hủy trên dưới hai chục tour, trung bình mỗi tour mất gần chục triệu đồng.

Theo thống kê 7 tháng đầu năm nay, dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 26,67%; du lịch lữ hành giảm 59,04%; vận tải hành khách giảm khoảng 28%; cơ sở phục vụ khách lưu trú giảm 50,68% so cùng kỳ năm trước. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 35.000 lao động tự do và gần 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động. Trong đó có khoảng trên 32.000 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Đến nay, lao động trong khối sản xuất trọng điểm này vẫn làm việc bình thường, chỉ có khoảng 2.400 lao động tại một số đơn vị trong khu công nghiệp, kinh tế đang tạm nghỉ việc luân phiên, giãn ca theo chế độ thường kỳ.

Ngoài những đơn vị sản xuất trong ngành xi măng, vật liệu xây dựng hay doanh nghiệp may mặc chuyển đổi cơ cấu, mặt hàng sản xuất đang duy trì ổn định lực lượng lao động, không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ bên ngoài đang chật vật tìm các đơn hàng, nguồn hàng để có thể duy trì sản xuất. Đại diện Công ty CP Phát triển Thủy sản Thừa Thiên Huế cho hay, đơn vị có 1.023 lao động. Tuy trên địa bàn không có ca nhiễm COVID-19, nhưng lấy lý do Đà Nẵng có dịch bùng phát, nên phía đối tác nước ngoài, chủ yếu ở Nhật Bản tạm dừng các đơn đặt hàng. Khả năng quý 3 và 4, tình hình sản xuất của đơn vị sẽ bị ngưng trệ. Nguy cơ cho lao động nghỉ việc chắc chắn sẽ phải áp dụng.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế:
Hấp dẫn giải cầu lông để rèn luyện sức khỏe

Tối 8/11, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức giải cầu lông viên chức, người lao động - năm 2024 và hội thi tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy, tội phạm và tệ nạn xã hội.

Hấp dẫn giải cầu lông để rèn luyện sức khỏe

TIN MỚI

Return to top