ClockThứ Năm, 31/10/2024 06:25

Phát triển nghề tẩm quất, xoa bóp chuyên nghiệp

TTH - Năm 2024, Thừa Thiên Huế được chọn là nơi diễn ra Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp lần thứ IV do Hội Người mù (HNM) Việt Nam tổ chức. Đây là cơ hội để những người trong nghề cọ xát, học hỏi và cũng là sự khẳng định vị thế của HNM tỉnh trong hoạt động giáo dục nghề tẩm quất, xoa bóp gắn với tạo việc làm cho kỹ thuật viên người khiếm thị.

Nâng cao chất lượng dịch vụ tẩm quất, xoa bóp của người khiếm thịBế mạc hội thi tay nghề tẩm quất cho người khiếm thị Niềm tin của anh Mão

 Nâng cao tay nghề xoa bóp chăm sóc phục hồi sức khỏe thông qua các hội thi kỹ năng

Nghề mũi nhọn của người mù

Theo ông Phạm Viết Thu, Chủ tịch HNM Việt Nam, nghề tẩm quất, xoa bóp được đánh giá là nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ và có thu nhập cao nhất so với các nghề truyền thống thủ công. Vì thế, định hướng của Trung ương Hội đó là “Đưa nghề tẩm quất, xoa bóp thành nghề mũi nhọn của người mù”.

Tại HNM tỉnh, từ năm 2006, sau khi Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù được thành lập, hoạt động đào tạo nghề tẩm quất, xoa bóp nói riêng và các ngành nghề dành cho người khiếm thị nói chung đã luôn được quan tâm sát sao. Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch HNM tỉnh cho biết: “16 lớp đào tạo và nâng cao tay nghề xoa bóp chăm sóc phục hồi sức khỏe đã được tổ chức với hơn 400 học viên là người khiếm thị theo học. Các học viên vừa được đào tạo bài bản kiến thức lý thuyết, vừa được “cầm tay chỉ việc” kỹ năng thực hành tay nghề. Song song với đó, các học viên sẽ tiếp tục được tham gia nhiều lớp tập huấn nâng cao tay nghề khác, từ đó củng cố và hoàn thiện hơn nữa kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp”.

Để tiếp tục thúc đẩy hiệu quả đào tạo nghề, hàng năm, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù sẽ tổ chức Hội thi tay nghề massage. Đây là “sân chơi” để các kỹ thuật viên được đánh giá chất lượng, sửa chữa những chỗ sai, thiếu sót cũng như học hỏi và rèn giũa tay nghề.

Với hiệu quả từ công tác đào tạo và nâng cao tay nghề, hiện nay, trên 90% học viên sau đào tạo từ trung tâm đều có việc làm ổn định, trở thành các kỹ thuật viên công tác tại các HTX, công ty trên địa bàn tỉnh. “Vươn xa hơn nữa, nhiều kỹ thuật viên nghề tẩm quất, xoa bóp đã mạnh dạn mở cơ sở dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho bản thân và lao động là người khiếm thị tại nhiều tỉnh, thành khác. Trong đó, có thể kể đến cơ sở của các em Mai Thị Kim Anh, Trần Văn Nhân ở TP. Đà Nẵng, cơ sở của chị Nguyễn Thị Mộng tại Bình Dương, chị Nguyễn Thị Trang ở Bến Tre…”, đại diện HNM tỉnh cho biết thêm.

Quả ngọt

Có thể thấy, nhu cầu của khách hàng với dịch vụ massage, chăm sóc phục hồi sức khỏe là rất lớn và vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng quy mô khách hàng. Nhất là với tay nghề thành thạo, bài bản, phong cách làm việc chỉnh chu, phản hồi của khách hàng đối với dịch vụ massage, chăm sóc phục hồi sức khỏe từ kỹ thuật viên người khiếm thị là rất tích cực.

Theo thống kê của HNM tỉnh, từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2023, chỉ riêng doanh thu dịch vụ massage của 2 cơ sở Niềm Tin đã đạt hơn 3,6 tỷ đồng. Bình quân thu nhập của người lao động là hơn 4 triệu đồng/tháng. Nhiều kỹ thuật viên massage với tay nghề cao có thu nhập tốt hơn, đạt 7 - 8 triệu đồng/tháng.

Ghi dấu ấn cho hành trình dài nỗ lực trong công tác đào tạo, tạo việc làm và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, năm 2023, cơ sở dịch vụ Niềm Tin 1 và Niềm Tin 2 trực thuộc Công ty TNHH MTV Niềm Tin 17.4 đã được Hiệp hội Người mù khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình chọn là cơ sở massage người mù kiểu mẫu của khu vực.

Quan tâm kịp thời và có những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ, thời gian qua, HNM tỉnh đã phối hợp với tổ chức Irish của Phần Lan tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, chống quấy rối tình dục trong hoạt động dịch vụ massage, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và phục vụ khách hàng. “Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá dịch vụ đến với khách hàng bằng nhiều hình thức. Cùng với giữ vững chất lượng dịch vụ, hoạt động trên sẽ góp phần gia tăng lượng khách, từng bước khẳng định năng lực, vị thế của người khiếm thị với ngành nghề massage chăm sóc phục hồi sức khỏe”, ông Lê Văn Lộc nói.

Bài, ảnh: MAI HUẾ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm
Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý

Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện A Lưới không chỉ mang lại sinh kế, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen dược liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng trong các tán rừng tự nhiên.

Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý
Người cao tuổi phát triển kinh tế

Kiên trì, bản lĩnh và không ngừng sáng tạo trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều người cao tuổi (NCT) đã thành công với các mô hình kinh tế khác nhau. Từ đó, làm giàu cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Người cao tuổi phát triển kinh tế
Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

Chiều 28/11, tại tỉnh Xê Kông, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Xê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào tổ chức Hội đàm lần thứ XVIII năm 2024 với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 3 tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển
Return to top