ClockThứ Hai, 15/11/2021 11:55

Phòng ngừa tai biến, bảo vệ sức khỏe tốt hơn!

TTH.VN - Hiện nay, tai biến mạch máu não là một trong những tình trạng bệnh nguy hiểm và khó có thể tiên liệu trước. Vậy có thể phòng ngừa tai biến bằng những cách nào để hạn chế biến chừng khôn lường ảnh hưởng đến tính mạng? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có được những thông tin cần thiết về căn bệnh tai biến và cách ngăn ngừa hiệu quả.

 

1. Tai biến mạch máu não là gì?

Trước khi điểm qua những cách phòng ngừa tai biến, chúng ta hãy tìm hiểu định nghĩa của tình trạng này. Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) chính là tình trạng não bộ bị tổn thương các mạch não bị vỡ ra do lưu lượng máu và oxy không thể vận chuyển kịp thời đến não. Những trường hợp bị tai biến cần phải được xử lý cấp bách nếu quá “thời gian vàng” người bệnh sẽ gặp phải những chuyển biến nguy hiểm thậm chí có thể tử vong cao.

Hiện nay, tai biến mạch máu não được phân chia thành 2 loại là:

Nhồi máu não (thiếu máu cục bộ não)

Đây là tình trạng xuất hiện từ hậu quả của sự đột ngột giảm lưu lượng máu đến não do tắc toàn bộ hay một phần mạch máu não. Tình trạng tai biến do nhồi máu não chiếm đến 80% trong các trường hợp bệnh. Biểu hiện lâm sàng của người bệnh thường đột ngột, hay gặp nhất là liệt nửa người.

Xuất huyết não

Khi máu thoát ra khỏi thành mạch vào nhu mô não được gọi là xuất huyết não. Trên lâm sàng người ta chia xuất huyết não thành 2 loại:

  • Xuất huyết màng não: Mạch máu ở màng não bị tổn thương, khối máu tụ nằm giữa xương sọ và màng não.
  • Xuất huyết trong não: Mạch máu ở trong não bị tổn thương, máu tụ nằm trong tổ chức não hoặc có hiện tượng tràn máu não thất.

Tại Việt Nam theo các con số thống kê mỗi năm có tới 200.000 trường hợp bị tai biến. Trong đó có hơn một nửa đã dẫn tử vong và 90% những người sống sót đều gánh chịu những biến chứng vô cùng nặng nề trong suốt quãng đời còn lại. Một số di chứng điển hình như: liệt nửa người, méo miệng, mất khả năng ngôn ngữ, lú lẫn hoàn toàn,...

2. Đối tượng nào dễ bị tai biến mạch máu não?

Qua những thông tin tổng quát bên trên, chắc hẳn các bạn độc giả đã hình dung được tính nguy hiểm và sự cần thiết của việc phòng ngừa tai biến từ ngay bây giờ. Vậy cụ thể tai biến mạch máu não có thể xảy ra với những đối tượng nào? Các nghiên cứu thống kê y tế trên thế giới đã chỉ ra được nhóm đối tượng có khả năng bị tai biến cao bao gồm:

  • Người cao tuổi trên 70
  • Người có các bệnh nền liên quan đến huyết áp cao (chiếm 80% bệnh nhân đột quỵ), bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hoá mỡ,...
  • Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng bia rượu thức uống có cồn liên tục nhiều năm
  • Người béo phì và ít vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến.
  • Người trẻ có lối sống không lành mạnh, ăn uống thất thường, thức khuya và tâm lý căng thẳng thường xuyên.

3. cách phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Phòng ngừa tai biến là điều mọi người nên đặt lên hàng đầu vì căn bệnh này có thể xảy đến với bất kỳ ai. Vậy cụ thể có những biện pháp ngăn ngừa tai biến nào giúp bạn giữ sức khỏe tốt hơn?  

Kiểm soát huyết áp:

  • Không nên ăn các thực phẩm được nêm quá mặn. Muối có thể làm cao huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ cao hơn. Mức sử dụng tốt nhất là không quá 1.500 miligam mỗi ngày trong các bữa ăn.
  • Nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo, đồng thời loại bỏ chất béo bão hòa và cholesterol
  • Hãy thư giãn bản thân và hạn chế sự căng thẳng kéo dài. Bản thân quá áp lực cũng có thể dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu và gây ra tai biến.
  • Sử dụng các dụng cụ đo huyết áp để theo dõi tình trạng sức khỏe mỗi ngày.

Giữ cân nặng hợp lý

Những người bị béo phì có thể dẫn đến các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường và  làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Vậy nên, cách tốt nhất để bạn đảm bảo sức khỏe chính là hãy chủ động giảm cân, duy trì vóc dáng ở mức độ ổn định nhất.

Điều trị các bệnh nền

Các bệnh lý xuất hiện ở người già cũng là nguy cơ ngắm ngầm khiến cho mức độ xảy ra đột quỵ tăng cao. Để sức khỏe cải thiện mỗi người, người có bệnh nền nên tuân thủ theo quy định điều trị và uống thuốc mỗi ngày. 

Thường xuyên tập thể dục

Vận động cường độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày và duy trì thói quen này dài lâu cũng là cách phòng ngừa tai biến hiệu quả. Việc cơ thể thường xuyên luyện tập sẽ góp phần làm giảm nguy mắc các bệnh lý khác và giữ cho bạn có thân hình cân đối.

Nguồn tham khảo: https://giloba.com.vn/

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Nhờ Kinh vương não bộ, tôi đã hết mất ngủ, vận động kém sau tai biến

Ai từng phải chịu những di chứng sau tai biến như mất ngủ, méo miệng, vận động kém chắc hẳn sẽ tìm thấy mình trong câu chuyện của bác Cao Ngọc Phan (trú tại Gia Lâm, Hà Nội). Thế nhưng chỉ sau 2 tháng, bác Phan đã hồi phục đến 80%, ngủ ngon giấc hơn, đi lại dễ dàng, tay chân nhanh nhẹn. Nhờ vậy bác Phan cũng thoát được nỗi lo tai biến tái phát lần hai. Cùng lắng nghe chia sẻ bí quyết của bác Phan trong bài viết sau đây!

Nhờ Kinh vương não bộ, tôi đã hết mất ngủ, vận động kém sau tai biến
Phòng ngừa, bảo vệ thanh thiếu niên khỏi chất gây nghiện

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Phiên giải trình về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.

Phòng ngừa, bảo vệ thanh thiếu niên khỏi chất gây nghiện
Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại

Mặc dù được công nhận là địa phương đạt “Loại trừ sốt rét” cuối năm 2022, song tại Thừa Thiên Huế vẫn xuất hiện ca sốt rét ngoại lai trong 2 năm qua. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này từ các tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại
Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

TIN MỚI

Return to top