ClockThứ Hai, 05/02/2024 16:45

Tất bật chợ đầu mối Phú Hậu những ngày cuối năm

TTH.VN - Từng đoàn xe chở hàng nối đuôi nhau rời chợ, những tiểu thương hối hả tỏa đi khắp các cung đường để đưa hàng hóa tới các chợ lẻ. Cuối năm là dịp “làm ăn” nên ai cũng tất bật, tranh thủ lấy thêm hàng để bán lại kiếm thêm thu nhập.

Đi chợ Tết quê cuối năm

Chuyến này là chuyến sớm, trưa bán xong tôi qua lấy hàng thêm để bán chợ chiều. Mấy ngày cận tết trời đẹp, người dân đi chợ nhiều nên tôi bán ngày 2 xe rau, củ quả là bình thường. Mặc dù hàng tết nhưng giá cũng chẳng biến động nhiều,  sức mua lại tăng nên chúng tôi cũng phấn khởi”, dì Nhỏ, tiểu thương chợ Nam Phổ hào hứng chia sẻ.

Nếu ngày thường, chợ đầu mối Phú Hậu thường nhộn nhịp từ 2 giờ đến 8 giờ sáng, thì những ngày cuối năm từ 12 giờ đêm cho đến chiều chợ vẫn chật kín người, xe cộ qua lại, mua bán tấp nập. Từ khu chợ nông sản, hoa quả, đến chợ hản sản đều tất bật tranh thủ chạy đua những ngày giáp tết.

 Hoa ly A Lưới được chở về bán ở chợ đầu mối Phú Hậu khá đắt hàng

Không giấu được niềm vui khi một xe tải hoa ly vừa mở bán đã vơi hơn nửa, dì Lan ( huyện A Lưới) cho biết: Năm nay hơn chục hộ trồng hoa ly ở A Lưới đều được mùa, hoa nhiều bông, nở đúng dịp tết. Thường thì hoa ly ở A Lưới không được chuộng như hoa ly Đà Lạt nên khi chở hoa về chợ đầu mối bán chúng tôi cũng lo lắm, nhưng với sức mua của mấy ngày hôm nay tôi thấy rất phấn khởi.

Nhanh tay chọn cho mình mấy chục bó hoa ly A Lưới, chị Thúy, một tiểu thương cho biết: “Bữa nay, người dân cũng bắt đầu “ưu ái” với ly trồng trong tỉnh, không những giá thành rẻ, mà khi vận chuyển gần, hoa không bị ướp lạnh nên hoa để được lâu, khi nở không bị rủ cánh. Thường thì giá hoa sỉ dao động từ 100-150 ngàn đồng/ bó”.

Không khí mua bán tấp nập, đồng nghĩa với những người làm nghề bốc xếp cũng có thêm thu nhập. Nhất là những giờ cao điểm, những người làm nghề bốc xếp ở chợ phải thức trắng đêm. Nhanh tay  vận chuyển một xe khoai tây ra xe cho tiểu thương, anh Ba (làm nghề bốc xếp ở chợ đầu mối Phú Hậu) lại tranh thủ vào bốc thêm xe hành để khách kịp rời chợ đầu mối về chợ lẻ. “Mệt thật, nhưng vui. Bình thường chúng tôi  chỉ có việc đều đều chứ không “năng”. May mà mấy ngày cuối năm chợ nhộn nhịp trở lại nên chúng tôi cũng chạy “vắt chân” mới kịp việc", anh Ba cho biết.

 Những chuyến xe hàng tấp nập rời chợ 
Các chủ vựa hoa quả phân loại từng mặt hàng, kích cỡ trái cây, rôm rả trao đổi. Các bạn hàng mua sỉ cũng lần lượt đến rồi đi. Mặc dù trời còn tối mịt, chưa nhìn rõ mặt nhau nhưng chỉ cần cất giọng là chủ g vựa trái cây, hoa... đã nhận ra bạn hàng của mình. Rồi cứ như thói quen... mọi người vui vẻ mua bán. Hoạt động kinh doanh ở chợ đầu mối Phú Hậu ổn định, cũng có nghĩa là hàng trăm lao động có công việc. Rời khu chợ nông sản, hoa quả, chúng tôi tiếp tục đến khu chợ hải sản. Không khí ở đây càng hối hả, tất bật. Những mặt hàng hải sản tươi rói được chở đến chợ bán, những tiểu thương chợ lẻ khắp cả tỉnh cũng tranh thủ tới mua hàng để về buôn. “Do cuối năm người dân cúng tất niên nên nhu cầu tăng, giá hải sản cũng có nhích lên chút đỉnh. Không những bán cho bạn hàng, khách quen mà khách lẻ tới chợ cũng rất đông.Giá cả  tùy vào buổi chợ, nhưng lượng khách mua tăng, thời tiết đẹp là điều mà những người buôn bán như chúng tôi phấn khởi”, chị Thủy, buôn bán hải sản ở chợ đầu mối chia sẻ.

Vất vả, tất bật, nhưng phất khởi bởi sức mua tăng, giá cả bình ổn, không biến động nhiều... đó là cảm nhận chung của người bán, người mua ở chợ đầu mối Phú Hậu, TP. Huế những ngày giáp tết. Ai cũng hối hả chỉ mong mua may bán đắt, lượng nông sản, hoa quả, hải sản... được tiêu thụ mạnh để có có cái tết ấm no.


Thực hiện: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối thoại với 300 công nhân lao động về các chính sách xã hội

Chiều 15/5, Liên đoàn Lao động huyện Phú Vang phối hợp Công đoàn Khu kinh tế Công nghiệp (KTCN) tỉnh tổ chức hội nghị “Đối thoại Tháng 5” với công nhân lao động trên địa bàn huyện Phú Vang. 300 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động trên địa bàn huyện tham gia.

Đối thoại với 300 công nhân lao động về các chính sách xã hội
Bánh bao dạo - theo chân người làm nghề

Dừng xe trên một đoạn đường Bạch Đằng, dọc sông Đông Ba, tôi nghe hai người phụ nữ nói chuyện mua - bán bánh bao. Người phụ nữ lam lũ nhưng còn khá trẻ với nụ cười tươi, chị nói khi tôi cũng mua vài cái về làm quà chiều cho con: “Nghề ni đi ngoài đường cũng cực lắm chị, mưa nắng dãi dầu, chủ yếu lấy công làm lời mà nuôi con”.

Bánh bao dạo - theo chân người làm nghề
Biến lá bồ đề thành sản phẩm lưu niệm

Chưa từng học qua trường lớp hội họa, nhưng với năng khiếu và niềm đam mê hoa lá, anh Huỳnh Tấn Linh, cán bộ Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thừa Thiên Huế đã kỳ công mày mò, tạo tác thành công những bức tranh, các loại hoa lá trang trí được làm từ gân lá bồ đề vô cùng độc đáo.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm lưu niệm
Về miền an tĩnh

Sáng sớm đầu hè, dạo xe qua cung đường gần chùa Từ Đàm, tôi bỗng ngẩn ngơ dưới triền hoa sứ trắng. Cùng những giọt hồng tía của tia sáng đầu ngày, những cánh hoa vươn lên, và hương thơm như được ủ thêm men say của sương đêm tối qua mà sáng nay càng nồng nàn, ngan ngát.

Về miền an tĩnh
Thanh sắc Cố đô

Yêu những âm sắc thanh thoát nhẹ nhàng mà sâu lắng của giọng nói xứ Kinh kỳ, một nhóm sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Huế đã thực hiện dự án sách nói hoàn toàn bằng giọng Huế. “Thanh sắc Cố đô” chính là món quà mà những bạn trẻ này muốn dành tặng các em khiếm thị tại địa phương cũng như khắp mọi miền đất nước.

Thanh sắc Cố đô

TIN MỚI

Return to top