ClockThứ Sáu, 21/06/2024 07:03

Thăng trầm nghề bán báo dạo

TTH - Nghề bán báo dạo từng thịnh hành và giúp nhiều phận đời mưu sinh kiếm được thu nhập khá ổn. Hơn chục năm về trước, khi báo in vẫn ở đỉnh cao hoàng kim không khó bắt gặp cảnh người bán báo dạo với từng xấp báo đủ loại rong ruổi từ quán ăn này sang quán cà phê khác, rồi vội vã rong ruổi hết tuyến đường này sang tuyến đường kia để đem tin tức nóng hổi đến với mọi người.

Nghề báo & sự bình tĩnh

 Chị Trần Thị Bòng có lẽ là người bán báo dạo cuối cùng ở Huế

“Tôi còn nhớ mỗi sáng ngồi ở những quán cà phê cóc trên đường Bà Huyện Thanh Quan, hay Phạm Hồng Thái, Trương Định… người bán báo dạo rất nhiều. Tay người nào cũng cả sấp hơn trăm tờ. Ngày đó, tờ báo in dày lắm bởi quảng cáo kèm theo khá nhiều. Đọc hết phần nội dung, có thời gian còn lật giở quảng cáo ngấu nghiến thông tin, vui lắm”, anh Nguyễn Định (TP. Huế) một người từng “nghiện” báo in nhớ lại.

Anh Định còn nhớ như in nhưng tờ báo in quen thuộc thời đó có thể kể đến như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công an TP. Hồ Chí Minh, Bóng Đá, An ninh thế giới hay như những tờ dành cho các bạn tuổi teen nối tiêng như Hoa Học Trò, Mực Tím… “Ngày đó sức mua mạnh lắm vì thế người bán báo dạo bán rất nhanh, hết sớm”, anh Định kể thêm và cho biết gần như quen mặt những người bán báo dạo.

Thời điểm đó cứ vào những mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng hay có những giải bóng đá lớn như Euro, World Cup… không chỉ người bán báo dạo, mà rất đông sinh viên cũng xuống đường để bán báo dạo theo kiểu thời vụ, đáp ứng nhu cầu tin tức nóng sốt cho bạn đọc. Những cổng trường là nơi lượng báo in được bán với số lượng lớn nhất. Khi con vào trường thi, bên ngoài phụ huynh ngồi chờ, người thì mua đọc vừa để giải trí vừa giết thời gian nhưng phần nhiều các phụ huynh mua chủ yếu để dò đáp án được các tờ báo in lên trên đó.

Còn bây giờ, chỉ cần có chiếc smartphone là như “cầm” cả thế giới tin tức trong lòng bàn tay. Báo in vì thế thoái trào và người bán báo dạo cũng thưa vắng theo thời gian. Nếu như ngày trước hàng chục người cùng chia nhau, tỏa nhiều tuyến đường để bán báo dạo thì bây giờ để bắt gặp được một người bán báo dạo trên đường phố là điều vô cùng hiếm hoi. Có lẽ, chị Trần Thị Bòng – một trong những người bán báo dạo kỳ cựu và cuối cùng của Huế. Gần 60 tuổi và có 22 năm theo nghề bán báo dạo và trải qua không biết bao thăng trầm, trong chị chừng ấy thời gian vui buồn lẫn lộn. Những nẻo đường trung tâm TP. Huế đều in dấu chân chị và những bạn đọc cũng đã quen mặt chị, có chăng sức mua vơi dần theo năm tháng.

Chị Bòng kể, ngày trước khi báo in thịnh hành, mỗi ngày chị bán từ 200 – 300 tờ. Cứ đến mùa tuyển sinh hay có giải bóng đá bán sướng lắm. Ôm trong tay một chồng báo dày cộm nhưng chỉ cần đi một vòng là hết à. Thời đó, không riêng gì chị mà hàng chục người bán báo dạo ai cũng thế, kiếm được đồng vào đồng ra, lo được cuộc sống gia đình, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Nhưng mọi thứ thay đổi một cách chóng mặt, nhiều người không trụ được với nghề. “Giờ thì cực lắm. Báo in thoái trào, người ta sài điện thoại thông minh, mình mời mỏi miệng may ra mới có 1 người mua”, chị Bòng nói với giọng buồn và cho biết giờ đây mỗi ngày bán chưa đến 10 tờ nên chị nhận vé số để bán, cũng như làm thêm nhiều việc khác. Chị kể nhiều đồng nghiệp bán báo dạo của mình cũng đã nghỉ từ lâu, người đi phụ bán cà phê, người đi chạy xe ôm…

Xu hướng báo chí đang thay đổi từng ngày và cách tiếp cận thông tin của bạn đọc cũng đa dạng hơn. Báo in vẫn đang tồn tại nhưng các dạng thức báo chí đa phương tiện khác vẫn đang không ngừng tạo sự đột phá cùng với nhịp sống hiện đại. Sự vắng mặt tờ báo in trên mọi nẻo đường của người bán báo dạo là xu hướng tất yếu và dần dần được thay thế bởi các loại hình báo chí khác là điều hiển nhiên.

Bài, ảnh: NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề

Lực lượng trẻ đóng vai trò quan trọng trong làm chủ kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng điều trị tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Họ còn là đội ngũ kế cận trên hành trình xây dựng, phát triển đơn vị hướng tới ngang tầm khu vực, thế giới…

Nuôi dưỡng đam mê, cống hiến cho nghề
Giỏi một nghề, biết nhiều nghề

Từng là đầu bếp của một nhà hàng hạng sang ở TP. Hồ Chí Minh, cháu gái tôi quyết định về lại Huế làm việc. Một buổi đi làm, buổi còn lại nhận làm bánh sinh nhật. Khách thấy mẫu mã đẹp lại đặt hàng nên có việc làm quanh năm. Cộng hai khoản tiền thu nhập, cháu tôi bắt đầu có tiền dành dụm.

Giỏi một nghề, biết nhiều nghề

TIN MỚI

Tìm hiểu cv là gì
Return to top