ClockThứ Ba, 10/07/2018 12:45

Tiếp “lửa” cho người khiếm thị

TTH - Từ những nguồn vốn vay, người khiếm thị đã được tiếp thêm “lửa”, thắp sáng hy vọng để phát triển kinh tế gia đình.

Người khiếm thị đá bóngKhó xóa mù cho người khiếm thịHỗ trợ người khiếm thị làm kinh tế

Nguồn vốn vay giúp nhiều hộ gia đình hội viên Hội Người mù tỉnh phát triển kinh tế gia đình

Nhiều hội viên Hội Người mù cơ sở bày tỏ, họ vẫn có sức khỏe, khả năng lao động và mong muốn có việc làm, thu nhập để cải thiện đời sống, giúp đỡ gia đình và hòa nhập cộng đồng xã hội. Các nguồn vốn vay đã trở thành công cụ giúp họ thực hiện những ước mơ giản dị này.

Anh Nguyễn Ngọc Duy là người khiếm thị ở thôn Tả Hữu Tư, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, với nguồn vốn vay 10 triệu đồng cách đây 8 năm, sau đó vay thêm 30 triệu đồng đã mở rộng quy mô kinh tế gia đình. Hiện, anh đang trồng 1 ha rau màu (sắn, bắp, chuối, bưởi da xanh), nuôi 5 heo nái, 19 heo con, một đàn gà hơn 50 con và trồng lúa. “Kinh tế gia đình tôi ngày càng khấm khá, vợ chồng quyết chí làm ăn, con cái cũng được nuôi dạy với điều kiện tốt hơn khiến tôi rất mừng”, anh Duy chia sẻ.

Vợ chồng ông Ngô Văn Liêu và bà Nguyễn Thị Chiu là gia đình mẫu mực ở thôn Vĩnh An, xã Phong Bình, huyện Phong Điền. Ông Liêu khuyết tật tay, bà Chiu bị khiếm thị, cuộc sống thuở mới nên vợ nên chồng bị cái nghèo đói đeo bám, vô cùng gian khó. Đến năm 2004, vợ chồng ông Chiu vay vốn từ Hội Người mù tỉnh 4 triệu đồng để làm ăn nhỏ. Sau đó, vay thêm 3 đợt được 45 triệu đồng, ông bà mở rộng quy mô, nuôi thêm lợn, vịt, gà, làm ruộng, trồng hoa màu. Kinh tế đi lên, cuộc sống gia đình thêm phần hạnh phúc khi ông bà nuôi ba người con đều vào đại học và thành tài sau khi ra trường.

Từ tháng 11/1994, Hội Người mù tỉnh được Trung ương Hội phân bổ nguồn vốn 50 triệu đồng. Tỉnh hội đã lập dự án chăn nuôi, buôn bán nhỏ cho 59 người vay. Từ năm 1994 đến nay, sau 25 năm triển khai cho vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, hội đã đạt được một số kết quả nhất định, tổng doanh số cho vayhơn 25,5 tỷ đồng, với 386 dự án cho 5.561 lượt hội viên vay, tỷ lệ người nghèo từ 78,95% trong toàn hội (năm 1994) đến nay giảm xuống còn 29,7%.

Để các nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, Tỉnh hội đã trang bị kiến thức chăn nuôi, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình bằng các buổi hội thảo khuyến nông cho hội viên. Đồng thời, khảo sát nắm bắt nhu cầu đời sống hội viên, kiểm tra, hướng dẫn hội viên sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả. Nhờ áp dụng nhiều mô hình, biện pháp cụ thể, chặt chẽ nên nhiều lượt người mù được vay vốn sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Nhiều hội viên đã xóa được đói, thoát được nghèo; một số hội viên có trang trại nuôi gia súc hay tổ chức các tổ hợp sản xuất.

Ông Lê Văn Lộc, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: “Từ các nguồn vốn vay, nhiều hộ gia đình hội viên đã đầu tư phát triển, tăng năng suất lao động, phát triển thêm ngành nghề mới, kinh tế gia đình ngày càng phát triển, thoát đói nghèo. Điểm nổi bật là không có trường hợp nợ quá hạn, không để tồn đọng vốn”.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top