ClockThứ Ba, 05/03/2019 09:30

Món quà vô giá

TTH - Hồi đó, đời sống còn khó khăn, mọi mặt hàng khan hiếm, nên dù là tiệc chiêu đãi nhưng tiêu chuẩn của cả chủ nhà và khách, mỗi người được đúng vỏn vẹn 1 chai bia Trúc Bạch của Hà Nội, thứ thức uống quý giá, hiếm hoi thời bấy giờ. Ba tôi không đụng đến với lời giải thích “chai bia này tôi xin dành lại, để mang về cho bà xã ở nhà”.

Tặng 65 suất quà tết cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn8/3 đâu chỉ có hoa và quà

Những năm gần đây, cứ gần đến các ngày lễ dành cho phái nữ như 20/10, mùng 8/3 hay ngày sinh nhật của mẹ, mấy đứa tôi bao giờ cũng nửa đùa nửa thật hỏi: “Ba đã định chuẩn bị quà gì tặng mẹ chưa?”. Và lúc nào ba cũng cười hóm hỉnh: “Ba tặng mẹ bây cả cuộc đời rồi, quà chi bằng nữa”. Câu nói này có vẻ “quen quen”, các đấng mày râu hay sử dụng, mà trong đó không ít người vì thiếu quan tâm, tình cảm với người bạn đời đem ra chống chế. Ba tôi quả thật chưa bao giờ mua tặng mẹ tôi món quà nào. Nhưng những gì ông làm cho bà suốt hơn 50 năm chung sống, đúng là món quà vô giá, không phải ai cũng tặng được cho vợ.

Những cái tết gần đây, khi mà đời sống ngày càng được nâng cao thì các khoản thực phẩm bánh mứt, bia để đón khách, bạn bè cũng dồi dào. Nhìn thùng bia lon “sang chảnh”, ba tôi vui vẻ kể lại câu chuyện tình “dính dáng” đến… bia xảy ra mấy chục năm về trước. Năm đó, trong một kỳ thi tốt nghiệp cấp III, ba tôi (nguyên là giáo viên dạy toán ở tỉnh Quảng Bình) nhận nhiệm vụ cùng một số đồng nghiệp ra tỉnh Nghệ An coi thi “chéo”. Và đã có một bữa tiệc do địa phương chủ trì, đón tiếp giáo viên các tỉnh bạn.

Trong bữa cơm hôm đó, có sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Cô chủ tịch và các cô trong hội đã rất xúc động bởi hành động giản dị mà trọn vẹn của một người đàn ông dành cho người phụ nữ của đời mình. Để bày tỏ tình cảm, các cô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An quyết định mời đoàn giáo viên tỉnh Quảng Bình bữa cơm thân mật vào hôm sau, trước khi mọi người về các huyện làm nhiệm vụ.

Câu chuyện đẹp đó, mấy chục năm trôi qua, bây giờ “liên quan” đến… bia, ba tôi mới vui miệng kể lại. Nhưng dường như quãng thời gian dài bao nhiêu cũng không làm phai mờ nỗi xúc động trong lòng mẹ tôi. Mắt bà rạng rỡ hạnh phúc. Từ bao năm nay tôi vẫn luôn tin và tự hào rằng mẹ tôi là người phụ nữ hạnh phúc. Bởi, dù gia đình tôi chưa bao giờ giàu có về tiền bạc, vật chất, nhưng ba mẹ luôn thương yêu nhau, ba luôn làm bờ vai để mẹ tựa vào, cùng nhau vượt qua những khó khăn để nuôi các con khôn lớn trưởng thành.

Hình ảnh ba ngồi cặm cụi giặt đồ, vá áo cho mẹ (trong những năm tháng khó khăn) mỗi khi bà bị bệnh, bị mệt..., chưa bao giờ tôi quên. Bây giờ ba mẹ tôi đã ở tuổi tám mươi, nhưng vẫn xưng hô với nhau là “anh”, “em” rất ngọt ngào. Ba tôi sức khỏe yếu cần phải chăm sóc bằng chế độ ăn uống đặc biệt (mà chỉ riêng mẹ tôi mới hiểu ý nhất), nên mỗi khi mẹ bị bệnh phải điều trị nội trú ở bệnh viện, bà lại thấp thỏm nôn nóng để trở về nhà. Đó là tình yêu mà bà “đền đáp” cho người đàn ông đã dành cho mình tình yêu thương suốt cả cuộc đời.

Bây giờ có rất nhiều món quà giá trị được mua làm quà tặng người yêu, tặng vợ (hoặc chồng) và được “khoe” trên mạng xã hội. Điều đó cũng tốt thôi. Nhưng món quà vô giá, chính là những việc làm, hành động quan tâm chăm sóc, đỡ đần nhau trong mỗi ngày thường, bằng tình yêu thương trọn vẹn. Món quà ấy “đối phương” sẽ cất giữ và dùng làm “vật liệu” để xây nên một tổ ấm.

Quỳnh Anh 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

TIN MỚI

Chivas 18 chính hãng giá tốtChiêm ngưỡng tượng rồng mạ vàng Golden Gift quà tặng tết Nut CornerHỗ trợ thiết kế hộp quà tặng doanh nghiệp in logo
Return to top