ClockThứ Năm, 10/05/2018 19:19

Trần Vàng Sao đã ra đi!

TTH - LTS: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, TP. Huế. Ông từng học ở Trường Quốc Học Huế, đỗ tú tài rồi tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh Huế năm 1961.

Từ năm 1965, ông lên chiến khu, công tác tại cơ quan thanh niên và sau đó là tại Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế. Tại đây, ông viết báo và làm thơ.

Năm 1970, ông ra Bắc an dưỡng, chữa bệnh. Sau ngày thống nhất đất nước (1975), ông trở về Huế làm giao liên xã Hương Lưu (nay là phường Vỹ Dạ), sau đó công tác tại Phòng Văn hóa thông tin TP. Huế đến khi nghỉ hưu vào năm 1984.

“Bài thơ của một người yêu nước mình”, sáng tác năm 1967 của ông được chọn là 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ XX.

Ông vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 14h45p, ngày 9/5 tại Huế.

Bài viết dưới đây của nhà văn Nguyễn Khắc Phê như lời chia buồn, thương tiếc gửi đến thân nhân của nhà thơ Trần Vàng Sao!

Nhà thơ Trần Vàng Sao. Ảnh: Minh Tự

Vậy là tôi không kịp thăm lại Trần Vàng Sao lần nữa, trước khi anh mãi chia tay với vợ con, bè bạn vào chiều 9/5/2018. Nói vậy, vì chỉ cách đây vài hôm, nhà văn Ngọc Trai (nguyên Phó Tổng Biên tập Báo “Văn nghệ”), từ Hà Nội vô Huế, tôi đã định đưa chị đến thăm Trần Vàng Sao, nhưng chị thấy tôi đi xe đạp điện, liền bảo: “Để mình tự đi cũng được… Ông cũng 80 rồi, phải cẩn thận…”.

Nhắc chi tiết này vì chị Ngọc Trai quen và “hiểu” Trần Vàng Sao từ hồi anh còn là Nguyễn Đính, mới ra Bắc, chị Ngọc Trai cùng các anh ở Ban “Văn nghệ miền Nam” và bạn bè Huế ở Bắc lúc đó, đã quan tâm giúp đỡ nhiều mặt, để Trần Vàng Sao trở lại Huế, tiếp tục hoạt động văn hoá và viết tiếp những tác phẩm với giọng điệu không lẫn với ai. Chị Ngọc Trai hiểu và quý Trần Vàng Sao vì tài thơ và cũng vì anh thuộc “thế hệ vàng” của Huế một thời cùng với những tên tuổi Ngô Kha, Trần Quang Long, Hoàng Phủ Ngọc Tường… nổi tiếng trong phong trào đấu tranh của học sinh-sinh viên đô thị miền Nam.

Những “tên tuổi” này nay đều ở “xa”, nên mấy năm qua, mặc dù tôi và Trần Vàng Sao mới có “duyên nợ” với nhau từ hồi tôi làm Tạp chí Sông Hương, lần nào chị Ngọc Trai vô Huế cũng gọi tôi và Trần Vàng Sao cùng uống cà phê, tâm sự chuyện đời và đặc biệt là để Trần Vàng Sao cho tiếp tục in thơ. Chị Ngọc Trai sẵn sàng tài trợ một phần in ấn. Vậy nhưng lần này, đến lần khác, Trần Vàng Sao cứ “qua chuyện” và nhất định không chịu đưa bản thảo cho tôi nhờ người đánh vi tính, mặc dù anh đã cho tôi xem mấy tập bản thảo – chứng tỏ là anh vẫn viết, viết rất nhiều…

Cả chuyện vào Hội Nhà văn, anh cũng “vui vẻ” từ chối, trong khi hàng trăm người nạp đơn năm này sang năm khác, vẫn chưa dính bảng! Cách đây gần chục năm, có cả cán bộ của Hội Nhà văn đến thăm Trần Vàng Sao và đề nghị anh viết đơn vào Hội, nhưng anh vẫn “xin được cho yên”… Mới tháng trước, họp Chi hội Nhà văn ở Huế, Nguyễn Khoa Điềm còn “góp ý” là ở Huế có không ít anh chị em - trong đó có Trần Vàng Sao, còn nổi tiếng hơn cả anh em hội viên mình, Hội cần phải “mở” thế nào đó, để Hội phong phú hơn, đa dạng hơn, đồng thời tạo điều kiện cho anh em sáng tác, gặp gỡ công chúng…

Nay thì Hội Nhà văn - giả như có “mở ra” thế nào đó - thì cũng chẳng “ôm” được nhà thơ Trần Vàng Sao vào nữa! Nguyễn Khoa Điềm, bạn láng giềng với Trần Vàng Sao, từ nay có thuốc lá, rượu ngon, ngày Tết cũng chẳng còn người bạn thơ “Thôn Vỹ” để chia sẻ nữa! Tôi thì chỉ băn khoăn không biết Trần Vàng Sao có nhớ lời tôi nhắc anh trong lần cùng uống cà phê với chị Ngọc Trai trong quán “Vỹ Dạ Xưa” mấy năm trước, rằng các bản thảo của anh, nếu chưa muốn in thì cần phô - tô ra mấy bản, kẻo thất lạc, hoặc bị mối xông thì… uổng lắm!

Hy vọng là con cháu Trần Vàng Sao vẫn giữ được các bản thảo của người bố, người ông yêu quý – một nhà thơ có số phận thăng trầm; để rồi không lâu nữa, sẽ có một nhà xuất bản tìm đến ngõ nhỏ trong “Thôn Vỹ” và nghe người thân của Trần Vàng Sao nói: “Mấy trăm bài thơ chưa in chúng tôi vẫn giữ cẩn thận đây…”.

Chuyện Trần Vàng Sao đáng yêu và “đa dạng” hẳn là sẽ được nhắc nhiều trong các quán cà phê ở Huế những ngày sắp tới…

Nguyễn Khắc Phê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương

Sáng 18/11, tại nút giao Bùi Thị Xuân với cầu vượt Nguyễn Hoàng, phường Phường Đúc (TP. Huế), Ban thực hiện cưỡng chế TP. Huế tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, phá dỡ nhà ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án (DA) đầu tư, xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương.

Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học

Tuyến đường quốc phòng từ thôn Thanh Phước về Thuận Hòa (Hương Phong) xuống cấp; hệ thống trụ điện ở xã Phú Dương di dời bất hợp lý ảnh hưởng đến giao thông; 7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học; dự án đường chợ Mai - Tân Mỹ đoạn qua xã Phú Dương tiến độ thi công quá chậm... Đó là những vấn đề được người dân TP.Huế phản ánh tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 12/11.

7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học
Return to top