ClockThứ Hai, 08/06/2020 08:52

Tri ân chim trời

Chim trời bị đe dọaTiếng kêu từ chim trờiChim về với phố…

Đây là câu chuyện mà lần đầu tôi được nghe: “Ở vùng nông thôn Israel, mỗi khi đến mùa thu hoạch, người dân luôn chừa lại hoa màu ở 4 góc ruộng mà không thu hoạch. Hoa màu được để lại đó, bất kỳ ai cũng có thể mang về. Động vật trong vùng, đa số là chim có thể kiếm ăn. Họ quan niệm, dành lại một phần là để tỏ lòng biết ơn vì bình thường chim đã giúp nông dân hạn chế châu chấu, sâu bọ…”.

Câu chuyện ở Israel cũng lặp lại ở Hàn Quốc mỗi mùa thu hoạch trái hồng. Họ không thu hoạch hết mà cũng để lại một ít cho loài chim hỷ thước.

Theo những ghi nhận lịch sử, Hồ Tây (Hà Nội) trước đây là nơi đón nhận một loài chim gọi là sâm cầm di cư từ phương bắc về trú ngụ trong những ngày đông giá rét, hoặc là một nơi “trung chuyển” trên đường di cư về phương nam. Nhưng thời cuộc, cảnh vật, môi trường đổi thay… và không loại trừ cả nạn săn bắt, nên sâm cầm và nhiều loài chim di cư không chọn hồ Tây làm nơi "trung chuyển" nữa?

Nhưng có một điều chắc chắn, các loài chim di cư đều có đặc tính – không thể ở yên một chỗ, mùa di cư vừa để tránh rét vừa tìm kiếm thức ăn. Ở vùng Đồng Tháp Mười có sếu đầu đỏ cũng là một loài chim di cư, nhưng không phải năm nào sếu cũng về để ăn củ năng…

Sâm cầm đã dệt nên một bức tranh tuyệt đẹp Hồ Tây, cả trong thơ ca nhạc họa. Giờ bức tranh ấy không còn.

Cách đây chừng mười năm, sâm cầm cũng từng được ghi nhận về phá Tam Giang, giờ không nghe ai nhắc đến nữa.

Việt Nam là một số ít nước ở vùng Đông Nam Á giờ còn tục “săn bắt hái lượm” vào đầu bảng trên thế giới. Mấy năm trước qua bên Lào, thấy ở chợ họ cũng bán một số loài thú hoang dã mà nhiều nhất là loài sóc bay. Ở Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế, do những quy định ngặt nghèo của luật cấm săn bắt động vật hoang dã nên việc này không công khai, nhưng điều đó không có nghĩa các loài động vật hoang dã không ngừng được người ta tìm kiếm.

Xã hội có phát triển, có văn minh hơn lên rất nhiều nhưng thói quen sử dụng động vật hoang dã chưa bỏ được. Không buôn bán công khai thì họ bán lén lút. Cho nên, lâu lâu chúng ta thấy lực lượng kiểm lâm bắt được vụ này vụ kia. Rồi những tin tức như, năm nay lực lượng kiểm lâm kiểm tra và thu được bao nhiêu trăm, ngàn bẫy động vật hoang dã…

Có lẽ, động vật hoang dã không còn bao nhiêu nữa để mà bắt. Nó hiếm như thể đi tìm trầm.

Trước đây, người dân “săn bắt hái lượm” là vì cái ăn. Tức là tìm kiếm dinh dưỡng cần thiết cho sự sống. Nay, việc sử dụng động vật hoang dã đã được “nâng cấp” lên tầm thưởng thức. Nói như thế có lẽ chẳng sai, vì phần lớn các loại động vật hoang dã bây giờ có giá rất đắt. Giá đắt như thế thì chỉ có người có tiền mới ăn được, tức là họ không phải vì dinh dưỡng mà vì lạ, vì khoái khẩu, và nhiều cái vì khác trong đó không loại trừ khả năng “thể hiện đẳng cấp”.

Tại sao luật lệ có mức độ răn đe cao như vậy; đi tìm kiếm được con thú rừng, con chim trời khổ cực đến vậy mà người ta vẫn cứ theo đuổi hết năm này sang năm khác? Nó nằm ở giá cả. Một lực đẩy rất lớn để người ta vào rừng.

Nhu cầu còn cần thịt thú rừng, chim trời… thế cho nên nó khó sinh ra cái văn hóa “mỗi khi đến mùa thu hoạch, người dân luôn chừa lại hoa màu ở 4 góc ruộng. Hoa màu được để lại đó, bất kỳ ai cũng có thể mang về. Động vật trong vùng, đa số là chim có thể kiếm ăn”.

Theo các chuyên gia phân tích, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất cao, tức là sự hội nhập với thế giới sâu rộng. Về văn hóa, chúng ta cũng chứng tỏ với thế giới được rằng, Việt Nam có một nền văn hóa đầy bản sắc, phong phú, đa dạng… Thế nhưng, riêng việc ứng xử với thiên nhiên, chúng ta xem ra còn thua các nước phát triển, văn minh nhiều lắm. Câu hỏi này luôn luôn được đặt ra một cách thường trực trong cộng đồng mới mong may ra, chúng ta sẽ tìm thấy được một sự chuyển biến nào đó.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vườn Quốc gia Bạch Mã: Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích tự nhiên hơn 37.423 héc ta, thuộc địa giới hành chính 15 xã, thị trấn của 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm VQG Bạch Mã cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép tại VQG này.

Vườn Quốc gia Bạch Mã Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng
Tiếp nhận và giải cứu nhiều cá thể chim trời

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 30/9, lực lượng kiểm lâm đã tiếp nhận một cá thể vạc rừng quý, hiếm từ một người dân tự nguyện giao nộp thông qua đường dây nóng.

Tiếp nhận và giải cứu nhiều cá thể chim trời
Nỗ lực bảo vệ chim trời

Mùa bão lũ, nhiều loài chim từ các nơi khác thường tìm đến trú ngụ trên địa bàn tỉnh, cũng là thời điểm những tay săn chim trời "hành nghề". Điều đó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự bình yên chim trời, mà còn khiến một số loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Nỗ lực bảo vệ chim trời
Phát hiện và tạm giữ một khẩu súng săn tự chế

Thông tin từ Ban Quản lý Khu Bảo tồn Sao La vào ngày 29/7, trong chuyến phối hợp tuần tra thường xuyên giữa đơn vị và Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn Sao La, Đồn Biên phòng Hương Nguyên (A Lưới), các lực lượng đã phát hiện và thu giữ một khẩu súng tự chế.

Phát hiện và tạm giữ một khẩu súng săn tự chế
Return to top