ClockThứ Ba, 05/09/2017 13:31

Xứng danh vùng đất anh hùng

TTH - Anh hùng trong chiến tranh; cần cù, vượt khó phát triển kinh tế trong thời bình, phường Hương Xuân đang phấn đấu xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh, xứng tầm khu vực trung tâm của thị xã Hương Trà.

“Vua ổi” Nguyễn Văn Năm cùng vườn ổi cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng

1. Trong những ngày tháng Tám, chúng tôi về thăm Hương Xuân – vùng đất không chỉ tự hào với truyền thống hào hùng của quân và dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến mà còn là nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước. Đó là Đặng Huy Cát và con trai là Đặng Hữu Phổ đã hưởng ứng khởi nghĩa Cần Vương ngay trên mảnh đất quê hương; là Đặng Huy Trứ, được đánh giá là “một trong những người trồng mầm khai hoá đầu tiên”, nhà quân sự, ngoại giao giỏi; nhà khoa học uyên bác trong nhiều lĩnh vực-Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn; Thiếu tướng Dương Bá Nuôi - Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân anh hùng... Thênh thang đi giữa những con đường bê tông liên thôn phẳng lì, hai bên là cánh đồng lúa đang kỳ thu hoạch, những vườn rau xanh mướt, những vườn cây trái sum suê, chúng tôi cảm nhận được một sức sống mãnh liệt đang vươn mình mạnh mẽ...

2. Đến thăm làng Thanh Lương – ngôi làng hình thành từ cuối thế kỷ XIV, với chiều dài hơn 6 thế kỷ tồn tại và phát triển, Thanh Lương có bề dày truyền thống lịch sử yêu nước nồng nàn. Trong những năm tháng chiến đấu cam go, có biết bao người con Thanh Lương đã hy sinh anh dũng, thà chịu cảnh tù đày chứ quyết “Khảo tra không nói, đào hầm nuôi cán bộ tháng năm trường”. Ngày nay, Thanh Lương 1, 2 là vùng đất chuyên canh rau màu có tiếng ở Hương Xuân với hơn 20ha. Hàng năm, cung cấp cho thị trường hàng tấn bầu, bí, mướp đắng, dưa leo..., đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nơi đây.

Chúng tôi về với Cửa Rừng-nơi người dân địa phương quen gọi là mòm Vàng Bạc, là khu vực có địa thế chiến lược trong hai cuộc kháng chiến, được bao quanh bởi 3 mòm (Vọ Vọ, Thất Giới, Đình) và 2 hóp (Vũng Tranh, Ông Trí); lại có dốc Ồ Ồ, khe Hóp và hồ Thọ Sơn nằm ngay bên cạnh. Giai đoạn 1966-1975, khu vực Cửa Rừng là căn cứ địa, nơi giao nhận quân, tiếp nhận nhu yếu phẩm, vũ khí, khí tài cho bộ đội hoạt động trên chiến khu từ hậu phương.

Kể về những ngày tháng không thể nào quên khi hoạt động tại đây, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xu xúc động: “Tôi làm công tác giao liên, bắt liên lạc từ Cửa Rừng về vùng sâu, vùng xa và đưa quân lên rừng hoạt động. Trong 2 trận đánh quan trọng là chiến dịch Xuân 1968 và giải phóng Huế 1975, toàn bộ lực lượng bộ đội từ các trung đoàn, sư đoàn đều đi qua vùng Cửa Rừng”. Năm 2008, TX. Hương Trà xây dựng Bia Chiến tích Khe Đâu tại chính con đường huyết mạch năm xưa. Bây giờ, 54 hộ dân làng Thanh Khê (nay là tổ dân phố 1)- ngôi làng do Đặng Huy Cát (1832-1899), phò mã của vua Minh Mạng sáng lập- có 30% số hộ tham gia trồng rừng  kinh tế, 100% nhà được xây dựng kiên cố, có điện, nước đầy đủ; đời sống bà con được cải thiện đáng kể.

3. Là một phường thuần nông, ngoài thế mạnh về rau màu, chất đất ở Hương Xuân còn phù hợp để phát triển cây ăn quả, nhất là cây ổi. Mấy năm trở lại đây, từ những vùng đất hoang hóa, đất trồng lúa kém hiệu quả, bà con đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng giống “ổi sáu tháng” cho năng suất cao, thu nhập gấp đôi trồng lúa. Theo lời giới thiệu của Chủ tịch Hội Nông dân phường, chúng tôi đến thăm vườn ổi của ông Nguyễn Văn Năm, ở tổ dân phố Xuân Tháp - người được mệnh danh là “vua ổi” Hương Xuân. Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, tay ông Năm thoăn thoắt hái ổi để kịp giao cho tiểu thương. Đang vào vụ thu hoạch, những cây ổi chỉ cao ngang đầu người nhưng trái lúc lỉu đầy cành. Quệt vội những giọt mồ hôi, người đàn ông 53 tuổi khoe: “Mỗi năm, trừ chi phí, thu nhập cũng được tầm 120 triệu đồng”. Từ diện tích nhỏ lẻ ban đầu, đến nay, Hương Xuân có gần 12ha ổi (tập trung nhiều nhất ở xóm Tháp). Bà con “xóm ổi” hiện đang tính chuyện trồng theo quy trình VietGAP, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và mong muốn “bắt tay” hợp tác với Tập đoàn Quế Lâm để lo đầu ra cho ổi.

4. Dựa vào những lợi thế sẵn có, phường Hương Xuân xác định mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng “dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp- nông nghiệp”. Đáng chú ý, để phát triển kinh tế và tạo mỹ quan cho khu vực nội thị, Hương Xuân từng bước tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là tập trung đầu tư hạ tầng giao thông. Đến nay, 100% đường giao thông và kênh mương được bê tông hóa. Nhiều công trình trường học, chợ, trạm y tế, các thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Mạng lưới nước sạch được phủ kín trên toàn địa bàn, 80% nhà ở của Nhân dân được xây dựng kiên cố và tầng hóa, 100% hộ gia đình sử dụng điện...

Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND phường Hương Xuân Ngô Quang Thảo chia sẻ: Hiện, Hương Xuân đang tập trung kêu gọi đầu tư và có các chính sách ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ, thương mại ở các khu vực đã được quy hoạch; kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch (KDL) sinh thái hồ Thọ Sơn, KDL sinh thái cồn nổi Thanh Lương. Ngoài ra, phường đã và đang đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao.

Mới đây, trong đợt khảo sát các điểm du lịch mới để đưa vào khai thác của Sở Du lịch và UBND TX. Hương Trà, Hương Xuân có 3 điểm được kết nối để đưa vào quy hoạch tour du lịch là hồ Thọ Sơn- tháp đôi Liễu Cốc và di tích lịch sử Danh nhân Đặng Huy Trứ.

Bài, ảnh: Liên Minh

         

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới

Phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh luôn hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị được Ðảng và Nhân dân giao phó, góp phần cùng toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế, Đại tá Phan Thắng, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh cho biết:

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới
Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang

Chiều 19/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức trao quà tặng của Quân ủy Trung ương- Bộ Quốc phòng cho các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Tặng quà cho các Anh hùng lực lượng vũ trang
Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024)
Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”

Vào những năm cuối thập kỷ 80, trước sự biến động của quốc tế và tình hình đất nước lúc bấy giờ, nguyện vọng tha thiết của các thế hệ cựu chiến binh (CCB) là cần có một tổ chức để tập hợp, đoàn kết, giúp nhau giữ vững bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, giữ gìn thành quả cách mạng. Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng chính đáng của CCB, ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam. Đây là cột mốc có ý nghĩa lịch sử và ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Hội CCB Việt Nam.

Xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”
Viết tiếp khúc ca khải hoàn

Ngày 10/10/1954, cả Thủ đô rực rỡ cờ hoa đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 70 năm sau, phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân Hà Nội đang viết tiếp khúc khải hoàn, đưa Thủ đô vững bước trên chặng đường phát triển mới.

Viết tiếp khúc ca khải hoàn
Return to top